Nhà kinh tế dầu mỏ quốc tế và chuyên gia năng lượng toàn cầu Mamdouh G. Salameh nói với Sputnik có thể phải mất “nhiều năm” để Mỹ thay thế uranium của Nga.
“Mỹ không thể thay thế ngay hàng xuất khẩu của Nga vì không có năng lực sản xuất. Có thể phải mất hơn 2 năm để xây dựng cơ sở mới và nhập khẩu từ Nhật Bản, Pháp, Ukraina và Canada”, chuyên gia nhận định.
“Thực tế này sẽ dẫn đến giá nhiên liệu uranium tăng mạnh, làm Nga tăng thu nhập. Hơn nữa, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhiên liệu hạt nhân của Nga và Nga sẽ lại có thể tìm được thị trường mới, như họ làm với các loại hình xuất khẩu năng lượng khác”, ông nói thêm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/5 phê chuẩn dự luật cấm nhập khẩu vào Mỹ “uranium làm giàu thấp chưa được chiếu xạ sản xuất tại Liên bang Nga hoặc một tổ chức của Nga”. Tài liệu cũng bao gồm trong đó các biện pháp để bịt các lỗ hổng, như Nhà Trắng cho biết trong một thông cáo báo chí.
Tuy nhiên, luật này lại cho phép các trường hợp ngoại lệ trong trường hợp Hoa Kỳ xác định không có nguồn uranium nghèo thay thế để hỗ trợ hoạt động liên tục của lò phản ứng hạt nhân hoặc cơ sở năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ, hoặc nếu Hoa Kỳ cũng xác định việc nhập khẩu uranium là vì lợi ích quốc gia.
Mọi sự miễn trừ do Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ban hành phải được dỡ bỏ trước ngày 1 tháng 1 năm 2028, trong khi lệnh cấm sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2040.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết luật này nhằm mục đích "giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ sự phụ thuộc của chúng ta vào Nga về năng lượng hạt nhân dân sự".
Uranium là nhiên liệu hạt nhân được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra điện. Kể từ năm 1992, hầu hết uranium được các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Hoa Kỳ sử dụng đều được nhập khẩu.
Salame lưu ý: “Nga là nhà cung cấp uranium làm giàu lớn nhất thế giới, được xử lý thành nhiên liệu bằng các công nghệ tiên tiến nhất”.
Chuyên gia năng lượng toàn cầu lưu ý ước tính khoảng 24% nhiên liệu uranium sử dụng trong các nhà máy Mỹ đến từ Nga.
Bình luận về lệnh cấm mới này, Salame lưu ý “trên thực tế, sẽ mất nhiều thời gian hơn để lệnh cấm được thực hiện đầy đủ”.
Sự trừng phạt của phương Tây thất bại
Sau khi Thượng viện thông qua luật vào ngày 30 tháng 4 cấm cung cấp uranium làm giàu thấp của Nga cho Hoa Kỳ - để trả đũa hoạt động quân sự đặc biệt của Moskva ở Ukraina - các nhà khai thác hạt nhân Mỹ và những doanh nghiệp tham gia thị trường nhiên liệu hạt nhân không ngần ngại bày tỏ quan ngại về lệnh cấm. .
Bởi vì dự luật có điều khoản cho phép giahạnđến năm 2027, Centrus Energy, công ty mua uranium từ Nga trong nhiều năm qua, nhanh chóng tuyên bố sẽ nộp đơn xin ânhạn như vậy.
Các chuyên gia Nga cũng cảnh báo nếu không được miễn trừ, thị trường nhiên liệu hạt nhân Mỹ có thể sụp đổ sau lệnh cấm, khiến giá uranium làm giàu tăng vọt.
Salame nhấn mạnh lệnh cấm xuất khẩu uranium làm giàu từ Nga của Mỹ có thể sẽ chịu chung số phận giống như tất cả các biện pháp trừng phạt chưa từng có khác của phương Tây, phản tác dụng đối với những người ủng hộ nhiệt thành nhất.
Ông kết luận: “Các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây trong lịch sử thất bại thảm hại và không gây tổn hại cho nền kinh tế hay xuất khẩu năng lượng của Nga. Vì vậy, việc Tổng thống Biden ký luật cấm xuất khẩu uranium làm giàu từ Nga sẽ không cải thiện được tình hình”.
Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin hôm thứ Ba cho biết lệnh cấm nhập khẩu uranium Ngacủa Mỹ “không quan trọng đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga”.
Ông nói thêm Washington cảm thấy khó cạnh tranh với Nga trên thị trường quốc tế và do đó sử dụng các biện pháp “làm suy yếu, bóp méo” tất cả các quy tắc thương mại quốc tế.
Lệnh cấm “không gì khác hơn là cạnh tranh không lành mạnh”, ông Peskov nói và nhận xét thêm “công nghiệp hạt nhân của Nga là một trong những ngành tiên tiến nhất trên thế giới”.