Cánh cửa mở cho Việt Nam bước vào thế giới công nghệ cao
"Viện Công nghệ Việt Nam VinIT, - ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, - trở thành một nền tảng cho công việc chung về đảm bảo công nghệ cho các quy trình sản xuất đa dạng nhất ở Việt Nam.Nó trở thành mối liên kết nữa giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất của hai nước, trở thành ngôi nhà chung của họ. Tôi chắc chắn điều này đáp ứng các mục tiêu phát triển quan hệ đối tác hiệu quả giữa hai nước chúng ta.
Công việc được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, trên thềm lục địa Việt Nam có rất nhiều khí đốt tự nhiên được hình thành cùng với dầu mỏ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng loại khí có chứa 80% khí metan này một cách hiệu quả hơn. Chúng tôi đề xuất sử dụng plasma nhiệt để phân giải khí mêtan thành vật liệu nano hydro và carbon.Việc phân giải đòi hỏi nhiệt độ cao. Nếu sử dụng dòng plasma làm nguồn nhiệt, thì có thể phân giải rất hiệu quả. Các hạt nano carbon được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Ví dụ, để sản xuất lốp xe trong ngành công nghiệp ôtô".
Diện mạo mới cho những đền đài cổ
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho biết: "Сác chuyên gia Việt Nam và Nga của Viện Công nghệ VinIT đã đề xuất công nghệ bảo vệ các ngôi đền, tháp cổ. Trước hết - cẩn thận làm sạch bề mặt để đưa chúng trở lại hình dạng ban đầu. Sau đó phủ lên bề mặt một lớp màng trong suốt mỏng nhất, loại được sử dụng trong ngành điện để bảo vệ thiết bị khỏi bị ăn mòn. Không làm thay đổi hình thức bề mặt chút nào, loại “phim” này mang lại cho nó những phẩm chất độc đáo. Những giọt nước, hơi ẩm ngưng tụ lăn trên đó, không để lại dấu vết. Và điều chính là hạn chế tác động của nước lên vật liệu xây dựng xốp".
"Và điều quan trọng nữa là chọn loại màng có thành phần hóa học tương ứng nhất có thể với những viên gạch của những người xây dựng cổ xưa. Chúng tôi đã hoàn thành thành công giai đoạn đầu tiên của dự án Mỹ Sơn. Và trong chuyến thăm Matxcơva hiện tại, tôi đã thảo luận với các đồng nghiệp Nga về giai đoạn thứ hai của công việc: tạo ra công nghệ sản xuất gạch, bề ngoài không khác gì những công nghệ được những người xây dựng đền thờ cổ xưa sử dụng".