Viện làm việc bằng tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam và Nga

© Sputnik / Alexey SuynnerbergGiáo sư Nguyễn Quốc Sỹ
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2024
Đăng ký
Đó là lời Chủ tịch Viện Công nghệ Việt Nam VinIT, giáo sư, viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ đã mô tả công việc của Viện Công nghệ Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông đã tới Matxcơva trong cuộc gặp gỡ tiếp theo với các nhà khoa học Nga, những người mà ông có mối quan hệ khoa học rộng rãi và đa dạng.
Năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học ở Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Sỹ sang Nga học đại học. Ông tốt nghiệp, sau đó làm việc tại Đại học bách khoa ở St. Petersburg, khi đó là Leningrad, tại đó ông bảo đã vệ luận án phó tiến sĩ và luận án tiến sĩ của mình. Ông được mời vào chức vụ giáo sư tại Đại học Năng lượng quốc gia Matxcơva (MEI), được trao tặng Huân chương Hữu nghị và Lao động Việt Nam hạng nhất. Năm 2006, ông đoạt giải thưởng của Tổng thống Nga dành cho các nhà khoa học trẻ. Nguyễn Quốc Sỹ có hàng trăm bài giảng bằng tiếng Nga tuyệt hảo trong giảng đường của MEI, các bài đăng trên các tạp chí khoa học của nhiều nước. Năm 2015, ông là người Việt Nam đầu tiên được bầu làm thành viên chính thức của Viện Khoa học Kỹ thuật Điện Nga, nơi tập hợp các chuyên gia lớn nhất của Nga về kỹ thuật điện, kỹ thuật năng lượng điện, điện tử và công nghệ máy tính. Sau khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với nhiều nhà khoa học Nga, ông đã thu hút họ đến với ý tưởng thành lập viện Việt-Nga tại Việt Nam để giúp phát triển, phổ biến và ứng dụng những ý tưởng công nghệ hiện đại nhất ở nước cộng hòa. Năm 2016, ông trở thành chủ tịch của một viện như vậy - Viện Công nghệ Việt Nam VinIT.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2024
Nhiều doanh nghiệp số Việt Nam khai phá thị trường 690 triệu dân

Cánh cửa mở cho Việt Nam bước vào thế giới công nghệ cao

"Viện Công nghệ Việt Nam VinIT, - ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, - trở thành một nền tảng cho công việc chung về đảm bảo công nghệ cho các quy trình sản xuất đa dạng nhất ở Việt Nam.Nó trở thành mối liên kết nữa giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất của hai nước, trở thành ngôi nhà chung của họ. Tôi chắc chắn điều này đáp ứng các mục tiêu phát triển quan hệ đối tác hiệu quả giữa hai nước chúng ta.

Công việc được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, trên thềm lục địa Việt Nam có rất nhiều khí đốt tự nhiên được hình thành cùng với dầu mỏ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng loại khí có chứa 80% khí metan này một cách hiệu quả hơn. Chúng tôi đề xuất sử dụng plasma nhiệt để phân giải khí mêtan thành vật liệu nano hydro và carbon.Việc phân giải đòi hỏi nhiệt độ cao. Nếu sử dụng dòng plasma làm nguồn nhiệt, thì có thể phân giải rất hiệu quả. Các hạt nano carbon được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Ví dụ, để sản xuất lốp xe trong ngành công nghiệp ôtô".

Hiện Viện đang phát triển các công nghệ tiên tiến về năng lượng mặt trời và công nghệ lọc nước cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp, sử dụng plasma lạnh trong y tế - khử trùng vết thương, điều trị viêm nhiễm và chống lại hậu quả của COVID. Còn trong ngành hàng không - để tăng tốc độ của máy bay và tên lửa.
Trong số các dự án đang được các cộng tác viên Việt Nam và Nga của Viện quan tâm là phát triển công nghệ bảo tồn các di tích lịch sử của Việt Nam, đặc biệt là quần thể thánh địa Mỹ Sơn.
Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam LOTUSat-1 dự kiến được phóng vào đầu năm 2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2024
Đã biết thời điểm Việt Nam phóng vệ tinh radar đầu tiên lên quỹ đạo

Diện mạo mới cho những đền đài cổ

Trong hơn một nghìn năm, khu thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài khắc nghiệt: độ ẩm và bức xạ mặt trời cao. Vật liệu xây dựng xốp trở thành một loại giống như tấm bọt biển, tương tự như loại dùng để rửa bát. Độ ẩm xâm nhập vào gạch và khi nhiệt độ thay đổi, một số khoáng chất tạo nên gạch bị đẩy ra khỏi vật liệu, rửa trôi. Quá trình xói mòn này đã dẫn đến sự thay đổi tính chất cơ học của gạch, dẫn đến xuất hiện các vết nứt trên chúng. Những vết nứt này phát triển, chịu ảnh hưởng sinh học – lớp thực vật xuất hiện trong đó, rễ của chúng gây thêm thiệt hại cho vật liệu xây dựng cổ xưa.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho biết: "Сác chuyên gia Việt Nam và Nga của Viện Công nghệ VinIT đã đề xuất công nghệ bảo vệ các ngôi đền, tháp cổ. Trước hết - cẩn thận làm sạch bề mặt để đưa chúng trở lại hình dạng ban đầu. Sau đó phủ lên bề mặt một lớp màng trong suốt mỏng nhất, loại được sử dụng trong ngành điện để bảo vệ thiết bị khỏi bị ăn mòn. Không làm thay đổi hình thức bề mặt chút nào, loại “phim” này mang lại cho nó những phẩm chất độc đáo. Những giọt nước, hơi ẩm ngưng tụ lăn trên đó, không để lại dấu vết. Và điều chính là hạn chế tác động của nước lên vật liệu xây dựng xốp".

"Và điều quan trọng nữa là chọn loại màng có thành phần hóa học tương ứng nhất có thể với những viên gạch của những người xây dựng cổ xưa. Chúng tôi đã hoàn thành thành công giai đoạn đầu tiên của dự án Mỹ Sơn. Và trong chuyến thăm Matxcơva hiện tại, tôi đã thảo luận với các đồng nghiệp Nga về giai đoạn thứ hai của công việc: tạo ra công nghệ sản xuất gạch, bề ngoài không khác gì những công nghệ được những người xây dựng đền thờ cổ xưa sử dụng".

Chỉ trong 5 năm làm việc gần đây, - Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ tự hào kể trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik", - các nhà khoa học của viện đã nhận được 30 bằng sáng chế cho các phát minh. Hoạt động của VinIT là sự tiếp nối xuất sắc truyền thống hợp tác lâu đời giữa hai nước chúng ta, trong đó Việt Nam đã tiếp nhận đội ngũ chuyên gia hùng hậu từ Nga. Tôi tin tưởng rằng việc triển khai các dự án do Viện Công nghệ Việt Nam VinIT đề xuất sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho cả Việt Nam và Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала