Ông nói: "Chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc xung đột, không gửi lực lượng của mình hoặc tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào".
Ông Stoltenberg cũng nhắc lại rằng việc dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraina sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga là có thể.
Ông giải thích: "Khi chúng tôi chuyển vũ khí sang Ukraina, đây không còn là vũ khí của chúng tôi mà là vũ khí của Ukraina. Đồng thời, ông Stoltenberg nhấn mạnh việc dỡ bỏ các hạn chế “là quyết định mang tính chất quốc gia” của các nước trong liên minh này".
Sự hiện diện của quân đội Pháp ở Ukraina
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economist hồi đầu tháng 5 rằng ông không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraina nếu Nga xuyên thủng chiến tuyến, và có yêu cầu như vậy từ phía Kiev. Theo ông, “nhiều nước EU” đồng tình với cách tiếp cận này của Pháp.
Điện Kremlin gọi những gì đang xảy ra là vòng xoáy leo thang căng thẳng chưa từng có, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và các biện pháp tương ứng. Theo ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, người châu Âu nhận thấy tình hình đang thay đổi nhanh chóng và có nguy cơ Ukraina sẽ sụp đổ hoàn toàn nên đang cố ý làm nóng tình hình.
Trong bối cảnh có những tuyên bố hiếu chiến của các chính trị gia phương Tây và những hành động gây bất ổn của NATO, Bộ Tổng tham mưu của Nga theo chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin đã bắt đầu diễn tập với sự tham gia của các đội hình tên lửa thuộc Quân khu phía Nam. Những cuộc diễn tập này dự kiến sẽ thực hành việc sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược.