“Quyết định như vậy không giải quyết được hai nguyên nhân cơ bản khiến Ukraina đang lao nhanh trên đường tới thất bại: sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực và hỏa lực”, chuyên gia nói rõ hơn.
Ông lưu ý rằng Ukraina không đủ nguồn lực để tiến hành những cuộc tấn công sang bên kia biên giới với quy mô và tần suất có thể gây ra “tổn thất quyết định cho Matxcơva”.
Trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố với Sputnik rằng Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraina sử dụng vũ khí Mỹ để giáng đòn phản công vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga đang đe dọa khu vực Kharkov, nhưng giữ nguyên lệnh cấm sử dụng tên lửa tác chiến-chiến thuật ATACMS và các loại phương tiện hỏa lực tầm xa khác.
Sau đó, đại diện chính thức của Nội các Đức là Wolfgang Büchner cũng xác nhận quyết định của Berlin cho phép Kyiv sử dụng vũ khí Đức đánh vào các vị trí trên lãnh thổ Nga gần khu vực Kharkov. Ông này cam đoan với các nhà báo rằng với tư cách là nhà cung cấp vũ khí cho Ukraina, Đức sẽ không trở thành một bên trong cuộc xung đột. Còn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý rằng một số nước trong khối liên minh, bao gồm cả Anh, ngay từ đầu đã chuyển giao vũ khí cho Kiev “mà không có bất kỳ hạn chế”. Ngày 2 tháng 6, Pháp cũng cho phép Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadows/Scalps để tấn công các khu vực của Nga.