"Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước như vậy. Ngay từ đầu, Ankara đã theo đuổi chính sách cân bằng với Đại Tây Dương trong quan hệ với Nga. Chính sách như vậy không bền vững. Hoa Kỳ muốn Ankara cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Matxcơva. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cố gắng bảo lưu liên hệ với Nga, bởi đây là yếu tố rất quan trọng đối với Ankara, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch và nông nghiệp”, chính trị gia nhấn mạnh.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS là tất yếu
"Tôi nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ cần tham gia BRICS, tư cách thành viên BRICS là tất yếu đối với Ankara. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ hiện là thành viên của NATO từ năm 1952. Nhờ tư cách thành viên này, ở Thổ Nhĩ Kỳ có một số nhóm rất nghiêm túc gắn kết liên hệ với phương Tây. Những nhóm này trong thành phần của tất cả các đảng chính trị, họ luồn sâu leo cao trong Chính phủ, gây ảnh hưởng đến quyết sách của Chính phủ. Cuộc đấu tranh giữa các lực lượng Đại Tây Dương và Á-Âu vẫn tiếp tục trong nội bộ đảng cầm quyền", người đối thoại của hãng thông tấn cho biết.
"Dù sao chăng nữa, các nhân vật theo xu hướng Á-Âu vẫn cố gắng tận dụng mọi cơ hội. Cá nhân tôi không nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tập hợp đủ lực lượng để gia nhập BRICS, đặc biệt là trong giai đoạn hiện tại. Tôi cũng cho rằng người Mỹ đang cố gắng gây áp lực tiêu cực với phần tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong BRICS, cũng như về quan hệ với Nga. Bởi nếu Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS, hẳn sẽ làm thay đổi cán cân giữa phương Tây và phương Đông thiên về hướng có lợi cho phương Đông. Vì nguyên nhân này, việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS sẽ vấp phải phản kháng mạnh từ phương Tây. Tuy nhiên, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu thời gian tới Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực gia nhập BRICS, bất kể sức ép từ các cường quốc Đại Tây Dương”, chính trị gia nhấn mạnh.