Tính toán thế nào?
“Theo tôi hiểu, năng lượng sạch nhất hiện nay là năng lượng hạt nhân. Bởi nó không sinh ra khí thải nhà kính. Còn các loại khí khác đều sinh ra khí nhà kính ở mức độ khác nhau. Việt Nam cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Muốn đạt được kết quả này, từ năm 2030 các loại năng lượng sinh ra khí nhà kính phải giảm dần. Cụ thể, nhiệt điện phát bằng than (năng lượng chính của Việt Nam hiện nay) buộc phải giảm dần tới năm 2035-2040. Khi giảm điện than, phải có điện sạch thay thế. Việt Nam và một số nước đặt ra mục tiêu thay thế bằng khí và khí hóa lỏng LNG. Tuy nhiên, khí LNG vẫn sinh ra khí Carbonic CO2. Khí LNG chỉ giảm ô nhiễm bằng một nửa nhiệt điện than. Nên từ 2036 trở đi, các nhà máy phát điện bằng LNG bắt đầu phải giảm. Việt Nam sẽ phải tính toán thay thế khí LNG bằng khí khác, mà hiện nay chỉ có hai cách. Thứ nhất, thay bằng điện hạt nhân. Thứ hai, thay bằng khí hhdro”, TS. Ngô Đức Lâm chỉ ra.
Nga giúp đỡ đến cùng
“Việt Nam năm 2018 đáng ra đã phải thực hiện dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, do vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt về vấn đề an toàn điện hạt nhân. Làm sao để đảm bảo không xảy ra sự cố hạt nhân là điều cực khó. Từ việc đào tạo nhân sự để vận hành an toàn đến việc quản lý nhà máy điện, di dời khu dân cư,...quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương. Nếu bây giờ đặt vấn đề về điện hạt nhân thì ít nhất đến ngoài năm 2030 mới có thể triển khai được”.