“Đầu đạn này được phát triển cho tên lửa chống hạm và sau đó được lắp vào tên lửa ATACMS. Chúng tôi đã vô hiệu hóa ngòi nổ. Trên đó lắp một kíp nổ trung gian. Chất nổ đã được chuyển cho bên giám định nghiên cứu”, - người đối thoại của hãng tin cho biết.
Các chuyên gia đã tìm cách mở được vỏ ngòi nổ tên lửa. Bên trong là một cơ chế phức tạp với khả năng cài đặt tùy thuộc vào nhiệm vụ.
“Ngòi nổ ở vị trí sẵn sàng kích hoạt, được biểu thị bằng chữ “A” trong một cửa sổ đặc biệt. Nó có hệ thống đồng hồ để điều khiển tầm xa nhờ một con lắc di chuyển. Sau một thời gian nhất định nó sẽ phát nổ. Bên trong có một lẫy xoay có chức năng đóng mạch điện bên trong ngòi nổ. Đó là hệ thống kép. Lắp đặt 4 kíp nổ. Cơ cấu chính để kích nổ hoạt động dựa vào các yếu tố từ tính”, - chuyên gia vũ khí cho biết.
Ông lưu ý rằng thiết kế phức tạp như vậy có liên quan đến sự an toàn khi sử dụng.
“Ngay cả ở giai đoạn này chúng tôi cũng hiểu được khi nào thì nó phát nổ. Nó phát nổ nhờ cái gì, nó có nguồn năng lượng bổ sung hay các cảm biến báo hiệu mục tiêu hay không. Nó thực sự đã được tìm hiểu kỹ càng”, - chuyên gia cho biết.
Mỹ bắt đầu chuyển giao tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraina vào năm 2023. Chúng được sản xuất tại Tập đoàn Lockheed Martin. Tên lửa có cỡ nòng 610 mm, dài 4 mét và nặng 1,6 tấn. Tầm bay của phiên bản sửa đổi Blocl 1 là 165 km.