Nga và Ấn Độ xác định quỹ đạo mới cho quan hệ hợp tác song phương

Thay vì hướng tới các láng giềng, chuyến thăm Nga là chuyến công du nước ngoài thứ hai sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 tại Ý sau khi nhậm chức Thủ tướng lần thứ ba cho thấy hai bên đang điều chỉnh quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền của hai nước trong tình hình mới.
Sputnik
Đó cũng là cử chỉ mang tính biểu tượng từ phía Ấn Độ, khi muốn nói với thế giới rằng: người Ấn sẽ không tham gia các liên minh chống Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày tới Moskva 8-9/7/2024 để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Narendra Modi tới Nga kể từ năm 2019 và là cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Vladimir Putin sau hai năm - lần cuối cùng tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand vào tháng 9 năm 2022.

Một cử chỉ mang tính biểu tượng từ phía Ấn Độ

Giới quan sát và truyền thông đặc biệt chú ý đến chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Ấn Độ khi ông mới một tháng trước tái cử nhiệm kỳ thứ ba. Theo truyền thống, thay vì trước hết là thăm các nước láng giềng sau trúng cử, thì lần này ông Narendra Modi tại tới Moskva.
“Thay vì hướng tới các láng giềng, chuyến thăm Nga là chuyến công du nước ngoài đầu tiên (thứ hai khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 tại Ý) sau khi nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ lần thứ ba cho thấy hai bên đang điều chỉnh quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền (năm 2010, Nga và Ấn Độ nâng cấp lên quan hệ lên đối tác chiến lược đặc quyền; Ấn Độ là quốc gia duy nhất mà Nga duy trì quan hệ ở cấp độ này (chú thích của tác giả) của hai nước trong tình hình mới”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Putin cảm ơn Thủ tướng Modi vì đã quan tâm giải quyết khủng hoảng Ukraina
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý rằng, gần giống với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ vừa là đối tác chiến lược của Liên bang Nga nhưng lại là thành viên của nhóm “Bộ tứ kim cương” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Nhưng chẳng hề hấn gì.

“Bộ tứ QUAD được thiết lập nhằm kiềm chế Trung Quốc chứ không nhằm đối chọi với Liên bang Nga. Chính vì vậy mà Thủ tướng Narendra Modi có thể đàng hoàng tới thăm và làm việc với ông chủ điện Kremlin và sẽ bỏ ngoài tai những lời phàn nàn của người phát ngôn Nhà Trắng về chuyện Ấn Độ quan hệ với Nga và về cái gọi là “chủ quyền của Ukraina” - một chủ đề quen thuộc của chính quyền Mỹ hiện nay”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga không đơn giản chỉ là để đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh lần thứ 22 của Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Nga, cơ chế đối thoại mang tính thể chế cao nhất trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, sau hội nghị lần thứ 21 cuối năm 2021 mà còn là để xác định một quỹ đạo mới cho quan hệ đang có giữa hai bên. Theo đó, Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin sẽ đánh giá toàn bộ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Trong bài phát biểu của mình, ông Narendra Modi đã nhắc lại mối quan hệ sâu sắc với Nga và cá nhân ông với ông Vladimir Putin. Theo Thủ tướng Ấn Độ, trong 25 năm qua ông đã gặp nhà lãnh đạo Nga 17 lần. Tất cả những điều này nói lên chiều sâu của mối quan hệ Nga-Ấn Độ.

“Cuộc gặp không chính thức ngày 8/7 tại Novo-Ogarevo với những cử chỉ thân thiện, như Tổng thống Nga đích thân cầm lái xe ô tô điện, thể hiện mối quan hệ cá nhân thân tình giữa hai nhà lãnh đạo thì quan trọng hơn còn là sự chia sẻ quan điểm về sự phát triển khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm, đồng thời đánh giá tình trạng cam kết song phương trong các nhóm như BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), G20, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Liên hợp quốc. Và đây chính là điều mà Nhà Trắng lo ngại”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.

Bên cạnh những vấn đề song phương như xem xét toàn bộ các vấn đề hai bên, bao gồm quốc phòng, thương mại, đầu tư, hợp tác năng lượng, khoa học và công nghệ, giáo dục, văn hóa và trao đổi nhân dân thì việc định hình quỹ đạo mới trong quan hệ giữa Ấn Độ và Liên bang Nga lại một lần nữa cho thấy xu thế đa cực hóa thế giới là không thể đảo ngược. Xu thế này ngày càng lấn át chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và phương Tây bằng thực trạng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế cũng như sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia không cho phép một ai đó nắm độc quyền thống trị.

“Năm trước khi Ấn Độ chủ trì G20 và tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Delhi, Ấn Độ đã thể hiện mình là nhà lãnh đạo Nam toàn cầu. Ông Modi còn từng tuyên bố sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Ấn Độ hướng tới việc giành được một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những tham vọng của Delhi đáp ứng lợi ích của Moskva: Ấn Độ không đối kháng với Moskva và chia sẻ các cách tiếp cận nhằm xây dựng một trật tự toàn cầu mới. Chuyến thăm Moskva lần này là một cử chỉ mang tính biểu tượng từ phía Ấn Độ, Ấn Độ muốn nói với thế giới rằng, người Ấn sẽ không tham gia các liên minh chống Nga”, - TS sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Mong đợi những điều gì từ cuộc đàm phán Modi - Putin ở Moskva?
“Chuyến thăm thăm và làm việc tại Liên bang Nga của Thủ tướng Ấn Độ chứng minh một chân lý mà nhân loại đã đúc kết rằng: “Muốn đi nhanh thì cứ đi một mình. Muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Hợp tác tiếp tục đà phát triển

Có nhiều chủ đề quan trọng được hai bên nêu ra trong cuộc hội đàm Nga - Ấn. Sự chú ý chính được dành cho việc phát triển quan hệ thương mại và kinh tế nhằm thúc đẩy lợi ích của nhân dân hai nước. Theo Tổng thống Nga, năm 2023, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 66% và trong quý 1 năm nay tăng thêm 20%.
“Việc giải quyết sự chênh lệch lớn của cán cân thương mại giữa hai bên khi tỷ lệ xuất siêu nghiêng về phía Nga. Tuy nhiên, điểm quan trọng hơn là việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT đã gây khó khăn cho giao thương Nga - Ấn. Và hai bên đã tiến tới một thỏa thuận mới về thương mại khi sử dụng đồng nội tệ để trao đổi hàng hóa. Điều này hứa hẹn sự suy giảm tiếp theo của địa vị tham chiếu của đồng Dollar Mỹ tại một trong hai thị trưởng có quy mô trên một tỷ dân của thế giới”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Trong các vấn đề quốc tế mà Nga và Ấn Độ trao đổi quan điểm có việc New Delhi đã cẩn thận tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, nhưng liên quan đến các lệnh trừng phạt của G7, New Delhi đã liên lạc rất thường xuyên với G7, về cơ bản là để bảo vệ, phát triển lợi ích và nhu cầu quốc gia. Điều này cho thấy Ấn Độ vừa thận trọng trong xử lý mâu thuẫn căng thẳng giữa Nga với Mỹ và phương Tây, đồng thời, không để cho mâu thuẫn ấy ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Ấn – Nga khi khối lượng dầu nhập khẩu từ Nga tăng vọt gấp 10 lần chỉ trong năm 2023. Theo đó, tập đoàn tư nhân lớn nhất Ấn Độ Reliance Industries và công ty năng lượng Rosneft của Nga đã ký một thỏa thuận một năm với số lượng lên tới 3 triệu thùng dầu mỗi tháng và sẽ được thanh toán bằng đồng ruble của Nga như một phần trong nỗ lực loại bỏ quyền bá chủ của đồng USD.
Lễ khởi hành Thủ tướng Ấn Độ N. Modi từ Nga
Ấn Độ là một trong các khách hàng lớn nhất của Nga về vũ khí và trang bị quân sự. Nga tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ,với 36% giá trị của trang thiết bị quân sự nhập khẩu từ Nga. Hai bên tiếp tục triển khai các dự án phát triển công nghiệp quốc phòng, tập trung vào hợp tác và chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất vũ khí, khí tài.
“Tại Moskva, các bên đã ký một thỏa thuận về cung cấp hậu cần quân sự chung giữa Nga và Ấn Độ cũng như thỏa thuận trao đổi hậu cần giữa hai bên được thiết kế để tăng cường hợp tác quân sự giữa hai quốc gia bằng cách hợp lý hóa việc hỗ trợ hậu cần quân sự. Điều này cho thấy, Ấn Độ có những bước đi rất khôn ngoan trong khi vẫn tận dụng được các công nghệ quân sự quốc phòng từ phía Nga mà không ảnh hưởng tới các quan hệ của nhóm QUAD”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.

“Dù mùa đông ở Nga có lạnh đến đâu thì nhiệt độ của tình hữu nghị Ấn-Nga sẽ luôn là dương”

Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều có chung đánh giá là sự phát triển mới trong quan hệ Nga - Ấn tạo thêm sức mạnh cho khối BRICS, đồng thời, góp phần làm dịu đáng kể những căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên dãy Himalaya. Chuyến thăm và làm việc tại Nga của Thủ tướng Ấn Độ chính là một bước quan trọng để hiện thực hóa một trong các thỏa thuận tại Tuyên bố chung Astana là tìm kiếm các giải pháp hợp tình, hợp lý để giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn trong nội bộ các thành viên của SCO.
Truyền thông Mỹ và phương Tây trước đó đã hý hửng trước việc Thủ tướng Narendra Modi không tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Astana mà cử cấp phó của mình tham dự. Họ cho rằng đó là sự lạnh nhạt thường thấy của Ấn Độ đối với Trung Quốc và hy vọng điều đó sẽ giúp phá vỡ cái mà người Mỹ gọi là “Liên minh phương Đông”. Nhưng sự thật là ngay khi mới tái nhậm chức, ông Narendra Modi đã phải xử lý nhiều vấn đề nội bộ như quan hệ với các chính đảng đối lập trong quốc hội để thành lập chính phủ mới, giải quyết các vấn đề cấp bách như lũ lụt, thiên tai, an ninh lương thực.v.v…
Rosatom đang thảo luận khả năng xây dựng sáu tổ máy công suất ở Ấn Độ
Nhìn từ góc độ toàn cầu, có thể thấy chủ nghĩa đơn phương cộng với tư duy cai trị thế giới bằng sức mạnh quân sự và đồng Dollar của Mỹ và phương Tây đang trên đà phá sản. Xu thế hòa bình và hợp tác ngày càng chiếm ưu thế với các đối tác đa phương, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ đang đưa loài người đến sự chấm dứt kỷ nguyên thế giới chia rẽ. Thay vào đó là một kỷ nguyên hòa bình, hợp tác, cùng chia sẻ tiến bộ và phát triển.

“Dĩ nhiên là sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian dài phía trước do các thế lực theo chủ nghĩa đơn phương, độc đoán, bá quyền còn tồn tại ở Mỹ và phương Tây. Nhưng chắc chắn rằng “cái bắt tay” lịch sử giữa Liên bang Nga và Ấn Độ sau “cái bắt tay” lịch sử giữa Liên bang Nga và Trung Quốc sớm hay muộn cũng sẽ đặt dấu chấm hết cho một thế giới đơn cực, bất công, bất bình đẳng mà nói thẳng ra là một thế giới nô lệ mới của chủ nghĩa tư bản, một thứ chủ nghĩa nô lệ hiện đại đầy rẫy những tội ác được che giấu dưới một danh hiệu mỹ miều là “thế giới tự do”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.

Ông Narendra Modi đã nói tại cuộc gặp, chính nhờ tình hữu nghị Nga-Ấn mà nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau trong lĩnh vực an ninh lương thực và nhiên liệu đã vượt qua được. Nhờ tình hữu nghị này mà mọi nhu cầu phân bón của nông dân Ấn Độ đều được đáp ứng. Ông còn cho biết, có thể cung cấp xăng và nhiên liệu diesel cho người dân bình thường của Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ nói thêm: “Cả thế giới phải thừa nhận rằng, nhờ hợp tác năng lượng Nga-Ấn Độ, chúng ta đã đảm bảo được sự ổn định trên thị trường toàn cầu”. Tôi cho rằng, hợp tác và tình hữu nghị Nga-Ấn Độ sẽ góp phần lớn vào hòa bình và ổn định trong khu vực Nam toàn cầu và trên thế giới”, - TS sử học Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm VDNKh
Tại cuộc giao lưu với cộng đồng người Ấn Độ ở Nga, Thủ tướng Narendra Modi đã nói rằng, dù mùa đông ở Nga có lạnh đến đâu thì nhiệt độ của tình hữu nghị Ấn-Nga sẽ luôn là dương.
Ông Modi nhấn mạnh: “Mối quan hệ của Ấn Độ với Nga dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau”.
Thảo luận