Các nước NATO nên cảnh giác trước sự phát triển của SCO

Cuộc gặp gỡ của các nhân vật địa chính trị chủ chốt trong tháng này không diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington mà ở Astana trong hội nghị SCO, nhà báo chuyên mục James Stavridis của Bloomberg viết.
Sputnik

“Theo một nghĩa nào đó, SCO là một phiên bản thay thế NATO. Hơn 30% GDP toàn cầu đến từ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bao gồm 80% diện tích lục địa Á-Âu và 40% dân số thế giới”, - bài báo phân tích.

Việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong SCO là một thách thức nghiêm trọng đối với NATO, nhà phân tích nói thêm. Tác giả bài báo lưu ý rằng qua các cuộc tập trận quân sự liên tục diễn ra, các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và các kết nối khác, SCO có thể giúp Bắc Kinh và Moskva “phô trương sức mạnh địa chính trị của mình”.
SCO là một trung tâm của thế giới đa cực mới
"Vấn đề đối với phương Tây là Nga và Trung Quốc có thể sử dụng SCO để chèo lái các cường quốc lớn trong khu vực thoát khỏi trật tự do Mỹ dẫn đầu. Những nước này bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi - sau này là đối tác đối thoại và đang hướng tới tư cách thành viên đầy đủ trong SCO", - ông nói thêm.
SCO là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001. Tổ chức bao gồm Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan; Belarus chính thức tham gia vào ngày 4/7/2024 tại hội nghị thượng đỉnh ở Astana. Các nước quan sát viên là Afghanistan và Mông Cổ, các nước đối tác đối thoại của SCO là Azerbaijan, Armenia, Bahrain, Ai Cập, Campuchia, Qatar, Kuwait, Maldives, Myanmar, Nepal, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka.
Thảo luận