Nước Anh thảo luận việc tạo ra tên lửa chống lại vũ khí hạt nhân của Nga

Vương quốc Anh đang xem xét phương án chế tạo tên lửa có tầm bắn 3,2 nghìn km, được cho là để phá hủy vũ khí hạt nhân của Nga, báo Times của Anh dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết.
Sputnik
“Anh quốc đang xem xét khả năng chế tạo tên lửa tầm xa có thể phá hủy vũ khí hạt nhân... được phóng từ Nga”, - bài báo viết.
Theo nguồn tin của báo, nước Anh có thể hợp tác với Đức để phát triển loại tên lửa này. Có tin Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey đã thảo luận về dự án liên quan ở Berlin trong chuyến thăm Đức hôm thứ Tư. Những tên lửa này cũng dự kiến sẽ được đặt ở Đức.
Gần đây ý kiến về khả năng xung đột vũ trang trực tiếp giữa NATO và LB Nga ngày càng được phương Tây chú ý nhiều hơn. Điện Kremlin từng nhiều lần lưu ý rằng Liên bang Nga không gây ra mối đe dọa, không đe dọa bất kỳ ai, nhưng cũng sẽ không bỏ qua những hành động có khả năng gây nguy hiểm cho lợi ích của mình. Ngoài ra trong những năm gần đây Nga ghi nhận động thái tăng cường hoạt động chưa từng có của liên minh gần biên giới phía tây của mình. Liên minh đang mở rộng các sáng kiến này và gọi đó là để "ngăn chặn hành động xâm lược của Nga". Moskva nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc NATO gia tăng lực lượng ở châu Âu. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với NATO nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, và phương Tây phải từ bỏ tiến trình quân sự hóa lục địa này.
Giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận hạt nhân đã bắt đầu ở Nga
Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với tờ Telegraph của Anh rằng các nước NATO đang thảo luận về việc đặt đầu đạn hạt nhân của liên minh trong tình trạng báo động. Theo ấn phẩm, ông Stoltenberg giải thích việc này là do NATO cần phải phô diễn kho dự trữ vũ khí hạt nhân của mình với thế giới để gửi tín hiệu trực tiếp đến các kẻ thù của Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tổng thư ký NATO nói thêm rằng Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào kho vũ khí hạt nhân của họ và theo ông, kho vũ khí này sẽ tăng lên 1.000 đầu đạn vào đầu những năm 2030. Điều đó có nghĩa là "trong tương lai không xa, NATO có thể phải đối mặt với một thực tế mà họ chưa từng phải đối mặt trước đây, đó là hai đối thủ tiềm tàng có vũ khí hạt nhân - Trung Quốc và Nga", ông Stoltenberg nhận định.
Thảo luận