Những trang sử vàng

Những quả đạn tử thần bắn hạ máy bay từ mặt đất

Đó là mô tả của báo chí Mỹ về hệ thống tên lửa phòng không S-75 «Dvina» của Liên Xô mà Matxcơva cung cấp cho Hà Nội trong cuộc đấu chống Không lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Việt Nam.
Sputnik
Với loạt bài chuyên mục “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp nối chủ đề về hỗ trợ kỹ thuật-quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Trong cuộc mạn đàm kỳ trước, chúng ta đã nói về việc máy bay chiến đấu của Liên Xô thể hiện tốt như thế nào trong cuộc chiến này.
Sau khi được đào tạo tại các trường hàng không của Liên Xô hoặc trải qua khoá huấn luyện của các phi công Liên Xô trên đất Việt Nam, các phi công người Việt ngồi vào buồng lái máy bay trước các bảng điều khiển và tiến hành các trận không chiến. Bản thân các phi công Liên Xô không tham gia chiến đấu trên không - đây là một trong những điều kiện chính đối với công việc của họ ở Việt Nam. Thế nhưng đối với các nhà khoa học tên lửa Liên Xô thì không đặt ra điều kiện như vậy.
Những trang sử vàng
Máy bay Liên Xô chống lại máy bay Mỹ trong cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam
Từ tháng 4 năm 1965 cho đến cuối năm 1972, 95 hệ thống tên lửa phòng không di động S-75 «Dvina» và 7.658 tên lửa «đất đối không» kèm theo đã được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Cùng với tổ hợp phòng không «Dvina», các chuyên gia khoa học tên lửa Liên Xô cũng đã đến Việt Nam DCCH – bởi việc bảo trì các tổ hợp này đòi hỏi trình độ đào tạo cao nhất, đạt được qua nhiều năm huấn luyện và thực hành.
Các tính năng kỹ thuật và đặc tính thiết kế đã cho phép triển khai và cấu hình của tổ hợp ở vị trí chiến đấu chỉ trong 4 đến 5 giờ, còn đóng lại - trong 4 giờ.

Chặng đường chiến công của «Dvina»

Hệ thống tên lửa phòng không S-75 với nhiều biến thể sửa đổi khác nhau được ngành công nghiệp Liên Xô sản xuất vào những năm 1957-1987. Tổng cộng, 1.000 tổ hợp được xuất xưởng đưa vào phục vụ cho lực lượng phòng không trong nước và khoảng 800 tổ hợp cho 37 nước ngoài. Các tính năng kỹ thuật và độc đáo thiết kế đã cho phép triển khai và cấu hình tổ hợp ở vị trí chiến đấu trong bốn đến năm giờ và gấp nó lại trong bốn giờ. Tốc độ di chuyển của tổ hợp khi hành quân trên đường lên tới 20 km/giờ. Hiệu suất của tổ hợp này khiến các chuyên gia quân sự phương Tây kinh ngạc. «Dvina» tiêu diệt các mục tiêu di chuyển với tốc độ lên tới 1.500 km/giờ ở độ cao từ 500 mét đến 30 km và ở khoảng cách lên tới 40 km. Chỉ cần 2 hoặc 4 tên lửa để tiêu diệt một máy bay. Không một hệ thống pháo phòng không nào có được ưu điểm như vậy.
Những trang sử vàng
Bầu trời Việt Nam: Tên lửa Liên Xô chống lại máy bay Mỹ
Ở Liên Xô, tổ hợp tên lửa phòng không S-75 «Dvina» được đưa vào phiên chế của lực lượng vũ trang từ tháng 11 năm 1957. Chẳng mấy chốc bắt đầu những công lao quân sự của tổ hợp này. Và không chỉ ở Liên Xô. Sổ vàng ghi công của «Dvina» chính thức được mở ra vào ngày 16 tháng 11 năm 1959, tức là hai năm sau khi tổ hợp được tiếp nhận vào hệ trang bị của quân đội Xô-viết. Vào ngày hôm đó, một khinh khí cầu của Mỹ được phóng lên với mục đích do thám trinh sát đã bị bắn rơi gần Volgograd. Quả thật, các cựu chiến binh phòng không của đất nước cho rằng cuộc thử lửa đầu tiên của «Dvina» diễn ra trước đó một tháng và không phải ở Liên Xô mà là ở Trung Quốc, nơi một số tổ hợp được chuyển giao trước đó không lâu. Ngày 7 tháng 10 năm 1959, tại khu vực Bắc Kinh, một máy bay trinh sát tốc độ cao của Tưởng Giới Thạch bị 3 tên lửa phá hủy ở độ cao 21 km. Và đến ngày 1 tháng 5 năm 1960, một máy bay trinh sát «U-2» của Mỹ đã xâm phạm không phận Liên Xô. Phi cơ lạ đã bay từ đông sang tây qua một nửa đất nước Xô-viết mà pháo phòng không không tiếp cận được. Tại vùng Ural, phát tên lửa đầu tiên từ tổ hợp «Dvina» đã hạ gục máy bay Mỹ. Hai năm rưỡi sau, «Dvina» thể hiện mình trên bầu trời Cuba. Khi đó, vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng Caribe, đơn vị tên lửa Liên Xô đóng tại Cuba đã phá hủy chiếc «U-2» thứ hai của Mỹ.

«Dvina» ở Việt Nam: Những trận thử lửa và chiến công mới

Vậy là vào tháng 2 năm 1965, khi các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam đạt thoả thuận tại Hà Nội về việc dành hỗ trợ quân sự quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam DCCH, đã không hề phát sinh câu hỏi về loại tên lửa nào sẽ được sử dụng để bảo vệ bầu trời của nước Cộng hòa. Tổ hợp «Dvina» vượt hơn khả năng của tất cả các máy bay phương Tây hiện có vào thời điểm đó, cũng như những loại vũ khí tấn công đường không đầy triển vọng mà báo chí phương Tây quảng bá.
Trên bầu trời Việt Nam, «Dvina» đã trải qua trận thử lửa rực rỡ vào ngày 24 tháng 7 năm 1965 - kể từ đó ngày này trở thành mốc lễ hội thành lập binh chủng Tên lửa Phòng không của nước Cộng hòa. Tổng cộng, tổ hợp «Dvina» đã tiến hành 3.328 cuộc bắn đạn thật, tiêu diệt khoảng 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược «pháo đài bay» B-52. Việc sử dụng «Dvina» ở độ cao lớn, nơi tên lửa Xô-viết phát huy hiệu quả tối đa, đã buộc các máy bay của Không lực Hoa Kỳ phải di chuyển xuống tầm bay thấp hơn, làm mồi cho pháo phòng không và thậm chí cả vũ khí xạ kích bắn hạ.
Những trang sử vàng
Phi công Việt Nam lái máy bay Liên Xô – những tấm gương anh hùng trong cuộc không chiến
Có chi tiết quan trọng: cho đến tháng 5 năm 1966, việc phóng tên lửa vào máy bay Mỹ đều do quân nhân Liên Xô độc quyền thực hiện; các chiến sĩ bộ đội Việt Nam túc trực gần đó, học hỏi kinh nghiệm và làm thực tập sinh-trợ lý cho chuyên gia tên lửa Liên Xô.
Tổ hợp «Dvina» do Matxcơva cung cấp cho Hà Nội đã là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm trong thời kỳ hoạt động chiến sự. “Đó là loại đạn dược tử thần nguy hiểm nhất từng được phóng từ mặt đất để hạ máy bay», như tạp chí Mỹ «Military Aviation Magazine» ghi nhận từ cuối những năm 60.
Thảo luận