https://kevesko.vn/20240724/bau-troi-viet-nam-ten-lua-lien-xo-chong-lai-may-bay-my-30863178.html
Bầu trời Việt Nam: Tên lửa Liên Xô chống lại máy bay Mỹ
Bầu trời Việt Nam: Tên lửa Liên Xô chống lại máy bay Mỹ
Sputnik Việt Nam
59 năm trước, ngày 24 tháng 7 năm 1965, vào lúc 14 giờ 25 phút, Thượng úy Quân đội Liên Xô Vladislav Konstantinov đã bấm nút kích hoạt cuộc tấn công bằng tổ... 24.07.2024, Sputnik Việt Nam
2024-07-24T10:26+0700
2024-07-24T10:26+0700
2024-07-24T10:26+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
những trang sử vàng
liên xô
việt nam
chiến tranh việt nam
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/07/11/30866202_0:21:1920:1101_1920x0_80_0_0_92170410e7b28fc2380a1b8bc801afba.jpg
Và trên bầu trời Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử, các tên lửa đã bay lên cao. Cả hai quả tên lửa đã bắn trúng mục tiêu - hai chiếc máy bay Mỹ chở bom đã bị tiêu diệt.Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik chuyển sang câu chuyện về các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã giúp Việt Nam làm nên Chiến thắng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.Trận chiến đầu tiên - chiến thắng đầu tiênVladislav Konstantinov khi mới 26 tuổi đã đến Hà Nội vào ngày 14/4/1965 trong thành phần nhóm chuyên gia tên lửa đầu tiên của Liên Xô được Matxcơva cử sang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Konstantinov hồi tưởng lại:Chúng tôi, cũng như các nhóm tiếp theo, đã công tác tại Việt Nam trong một năm - sau đó một nhóm mới đến thay thế chúng tôi. Chúng tôi đã bắt đầu thành lập trung tâm đầu tiên huấn luyện Bộ đội Tên lửa Phòng không, tổng cộng có hai trung tâm đào tạo bộ đội tên lửa Việt Nam. Các lớp học bắt đầu ở đó vào cuối tháng Tư. Mỗi chuyên gia tên lửa đều đào tạo một nhóm binh sĩ Việt Nam theo chuyên ngành của mình. Theo chương trình đã được phê duyệt, thời gian học tập là 4 tháng. Để so sánh, chương trình của Mỹ đào tạo lính tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 8 tháng. Tuy nhiên, ngay sau đó, lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu giảm thời gian huấn luyện để sớm đưa các hệ thống tên lửa từ trung tâm huấn luyện đến vị trí chiến đấu, bởi vì không quân Mỹ ngày càng điên cuồng đánh phá miền Bắc Việt Nam. Có những ngày máy bay Mỹ hơn hai trăm lần bay vào oanh tạc không phận của nước Việt Nam DCCH. Ngoài ra, Bộ chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam muốn kiểm tra xem tin đồn do các chuyên gia quân sự Trung Quốc, nước mà Liên Xô lúc đó có quan hệ căng thẳng, lan truyền rằng Matxcơva đang cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự lỗi thời, không thể sử dụng được có phải là sự thật hay không. Như vậy, thời gian huấn luyện được rút ngắn xuống còn hai tháng rưỡi. Và sau khi hoàn thành, trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam mang số hiệu 236 đã được thành lập trên cơ sở Trung tâm 1. Khi đó, trung đoàn không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu chỉ với chuyên gia Việt Nam. Những người đứng đầu nhóm các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đưa ra quyết định: thành lập các đội chiến đấu bao gồm các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã huấn luyện người Việt Nam với số lượng từ 35-40 người trong mỗi tiểu đoàn của trung đoàn. Và trong đêm 23 tháng 7, hai tiểu đoàn của trung đoàn chúng tôi được lệnh di chuyển đến vị trí cách Hà Nội 50 km. Đây là cuộc phục kích tên lửa đầu tiên, sau đó thường được các lính tên lửa Nga và Việt Nam sử dụng. Các bệ phóng ẩn giấu khỏi máy bay trinh sát Mỹ đã di chuyển vào rừng rậm, đến những nơi thường có đường bay của máy bay ném bom Mỹ. Các bệ phóng đã được thiết lập trong bóng tối. Cư dân địa phương, cả người già, phụ nữ và trẻ em, đã giúp xây dựng trận địa. Mọi thứ đã sẵn sàng vào buổi sáng. Chúng tôi đã chờ địch. Các sĩ quan Liên Xô điều khiển tên lửa không rời khỏi cabin bằng kim loại chặt chẽ trong 12 giờ - và đây là vào tháng Bảy! Nhiệt độ trong cabin lên tới 70 độ. Có những vũng mồ hôi dưới ghế của người điều hành. Do căng thẳng thần kinh và không khí khó thở, một số người bất tỉnh. Nhưng, vào thời điểm quan trọng, cả con người và kỹ thuật quân sự đều không làm chúng tôi thất vọng. Bốn chiếc Phantom của Mỹ đã bay theo đội hình, có đèn định vị, ở độ cao mà không súng phòng không nào có thể bắn hạ. Và chính các máy bay này đã trở thành mục tiêu đầu tiên của tên lửa Liên Xô. Tiểu đoàn của tôi đã bắn rơi hai chiếc máy bay, tiểu đoàn lân cận bắn rơi một chiếc nữa.Việt Nam - tinh thần chiến đấu anh dũngKhi các chuyên gia tên lửa Liên Xô trở về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đã đến chúc mừng họ. Vào đầu tháng 8, tiểu đoàn của Konstantinov nhận nhiệm vụ mới. Lần này địa điểm phục kích tên lửa được chọn ở tỉnh Thanh Hóa, nơi máy bay Mỹ đã bay mà không bị ngăn chặn. Các chuyên gia tên lửa đã bắn hạ hai chiếc máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Midway. Đầu năm 1966, tiểu đoàn tên lửa nơi Konstantinov phục vụ được điều động để tham gia bảo vệ Hải Phòng, liên tục thay đổi vị trí dọc bờ biển. Những tên lửa do viên sĩ quan trẻ điều khiển đã bắn hạ thêm nhiều máy bay địch rải bom, đánh phá ác liệt thành phố cảng. Đến tháng 5, nhóm chuyên gia tiếp theo đã tới Hà Nội để thay thế nhóm chuyên gia tên lửa đầu tiên của Liên Xô thuộc trung đoàn 236. Thượng tướng Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã tiễn đoàn tại sân bay và trao tặng các giải thưởng nhà nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Cuộc gặp với người bạn chiến đấu ở MatxcơvaSau khi trở về nước, ông Konstantinov học tại Học viện Lực lượng Phòng không, chỉ huy một tiểu đoàn tên lửa, và sau đó là người đứng đầu khóa học tại Học viện Phòng không. Năm 1980, học viên dự bị của Konstantinov trong trận chiến tên lửa đầu tiên là trung úy Lê Đình Chi đã đăng ký tham gia khóa học này. Ông đã có quân hàm đại tá chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam.Ông Konstantinov, người nghỉ hưu năm 1990 với cấp bậc đại tá, không hề đánh mất quan hệ với Việt Nam. Chuyến đi đến Việt Nam là một niềm vui lớn đối với ông.Việt Nam - mảnh đất của chiến thắngTôi đã tới đó vào năm 2005 theo lời mời của Chính phủ Việt Nam. Tôi đã đến cả miền Bắc và miền Nam. Khi tôi chiến đấu ở Việt Nam, những người bạn Việt Nam của tôi đã hứa: nếu chúng tôi giải phóng Sài Gòn, chúng tôi sẽ mời các bạn đến đó. Và họ đã giữ lời hứa. Tôi rất vui mừng được gặp các cựu chiến binh Việt Nam mà chúng tôi đã từng kề vai sát cánh với nhau đánh trả quân xâm lược. Trên khắp đất nước, chúng tôi, những cựu chiến binh Nga từng tham gia cuộc kháng chiến lần thứ hai, đã được chào đón nồng nhiệt và thân tình. Một lần nữa tôi lại nghe thấy tiếng reo hò “Liên Xô!” trong những năm chiến tranh đã vang lên khắp nơi ở bất cứ nơi nào các chuyên gia tên lửa Nga xuất hiện. Quả thật, tình anh em của hai dân tộc chúng ta đã vượt qua thử thách trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, sống mãi trường tồn với thời gian.Một ngày đã đi vào lịch sử hai lầnNgày 24 tháng 7 năm 1965 (ngày bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên) được ghi vào lịch sử là ngày ra quân đánh thắng trận đầu và trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một sự trùng hợp thú vị: 15 năm sau trận chiến ra quân, ngày này cũng đi vào lịch sử Việt Nam và hợp tác Nga-Việt. Vào ngày 24 tháng 7, công dân Việt Nam đầu tiên - phi công Phạm Tuân - đã bay vào vũ trụ cũng trên tên lửa Liên Xô. Ngày 24/7/1980, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng, phi công Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37.
https://kevesko.vn/20240708/phi-cong-viet-nam-lai-may-bay-lien-xo--nhung-tam-guong-anh-hung-trong-cuoc-khong-chien-30677723.html
https://kevesko.vn/20240715/ben-nhau-tren-bau-troi-ben-nhau-trong-long-dat-30751157.html
https://kevesko.vn/20240429/cac-thuy-thu-lien-xo-da-giup-do-cong-nhan-cang-cua-viet-nam-dcch-nhu-the-nao-29439668.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/07/11/30866202_231:0:1920:1267_1920x0_80_0_0_f8df3b8bd0d7c64e8d02a03b70e5bcd1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, liên xô, việt nam, chiến tranh việt nam, thế giới
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, liên xô, việt nam, chiến tranh việt nam, thế giới
Và trên bầu trời Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử, các tên lửa đã bay lên cao. Cả hai quả tên lửa đã bắn trúng mục tiêu - hai chiếc máy bay Mỹ chở bom đã bị tiêu diệt.
Trong loạt bài mạn đàm
“Những trang sử vàng”, Sputnik chuyển sang câu chuyện về các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã giúp Việt Nam làm nên Chiến thắng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Trận chiến đầu tiên - chiến thắng đầu tiên
Vladislav Konstantinov khi mới 26 tuổi đã đến Hà Nội vào ngày 14/4/1965 trong thành phần nhóm chuyên gia tên lửa đầu tiên của Liên Xô được Matxcơva cử sang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Konstantinov hồi tưởng lại:
Chúng tôi, cũng như các nhóm tiếp theo, đã công tác tại Việt Nam trong một năm - sau đó một nhóm mới đến thay thế chúng tôi. Chúng tôi đã bắt đầu thành lập trung tâm đầu tiên huấn luyện Bộ đội Tên lửa Phòng không, tổng cộng có hai trung tâm đào tạo bộ đội tên lửa Việt Nam. Các lớp học bắt đầu ở đó vào cuối tháng Tư. Mỗi chuyên gia tên lửa đều đào tạo một nhóm binh sĩ Việt Nam theo chuyên ngành của mình. Theo chương trình đã được phê duyệt, thời gian học tập là 4 tháng. Để so sánh, chương trình của Mỹ đào tạo lính tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 8 tháng. Tuy nhiên, ngay sau đó, lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu giảm thời gian huấn luyện để sớm đưa các hệ thống tên lửa từ trung tâm huấn luyện đến vị trí chiến đấu, bởi vì không quân Mỹ ngày càng điên cuồng đánh phá miền Bắc Việt Nam. Có những ngày máy bay Mỹ hơn hai trăm lần bay vào oanh tạc không phận của nước Việt Nam DCCH. Ngoài ra, Bộ chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam muốn kiểm tra xem tin đồn do các chuyên gia quân sự Trung Quốc, nước mà Liên Xô lúc đó có quan hệ căng thẳng, lan truyền rằng Matxcơva đang cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự lỗi thời, không thể sử dụng được có phải là sự thật hay không. Như vậy, thời gian huấn luyện được rút ngắn xuống còn hai tháng rưỡi.
Và sau khi hoàn thành, trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của
Quân đội Nhân dân Việt Nam mang số hiệu 236 đã được thành lập trên cơ sở Trung tâm 1. Khi đó, trung đoàn không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu chỉ với chuyên gia Việt Nam. Những người đứng đầu nhóm các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đưa ra quyết định: thành lập các đội chiến đấu bao gồm các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã huấn luyện người Việt Nam với số lượng từ 35-40 người trong mỗi tiểu đoàn của trung đoàn. Và trong đêm 23 tháng 7, hai tiểu đoàn của trung đoàn chúng tôi được lệnh di chuyển đến vị trí cách Hà Nội 50 km. Đây là cuộc phục kích tên lửa đầu tiên, sau đó thường được các lính tên lửa Nga và Việt Nam sử dụng. Các bệ phóng ẩn giấu khỏi máy bay trinh sát Mỹ đã di chuyển vào rừng rậm, đến những nơi thường có đường bay của máy bay ném bom Mỹ. Các bệ phóng đã được thiết lập trong bóng tối. Cư dân địa phương, cả người già, phụ nữ và trẻ em, đã giúp xây dựng trận địa. Mọi thứ đã sẵn sàng vào buổi sáng. Chúng tôi đã chờ địch. Các sĩ quan Liên Xô điều khiển tên lửa không rời khỏi cabin bằng kim loại chặt chẽ trong 12 giờ - và đây là vào tháng Bảy! Nhiệt độ trong cabin lên tới 70 độ. Có những vũng mồ hôi dưới ghế của người điều hành. Do căng thẳng thần kinh và không khí khó thở, một số người bất tỉnh. Nhưng, vào thời điểm quan trọng, cả con người và kỹ thuật quân sự đều không làm chúng tôi thất vọng. Bốn chiếc Phantom của Mỹ đã bay theo đội hình, có đèn định vị, ở độ cao mà không súng phòng không nào có thể bắn hạ. Và chính các máy bay này đã trở thành mục tiêu đầu tiên của tên lửa Liên Xô. Tiểu đoàn của tôi đã bắn rơi hai chiếc máy bay, tiểu đoàn lân cận bắn rơi một chiếc nữa.
Việt Nam - tinh thần chiến đấu anh dũng
Khi các chuyên gia tên lửa Liên Xô trở về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đã đến chúc mừng họ. Vào đầu tháng 8, tiểu đoàn của Konstantinov nhận nhiệm vụ mới. Lần này địa điểm phục kích tên lửa được chọn ở tỉnh Thanh Hóa, nơi máy bay Mỹ đã bay mà không bị ngăn chặn. Các chuyên gia tên lửa đã bắn hạ hai chiếc máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Midway. Đầu năm 1966, tiểu đoàn tên lửa nơi Konstantinov phục vụ được điều động để tham gia bảo vệ Hải Phòng, liên tục thay đổi vị trí dọc bờ biển. Những tên lửa do viên sĩ quan trẻ điều khiển đã bắn hạ thêm nhiều máy bay địch rải bom, đánh phá ác liệt thành phố cảng. Đến tháng 5, nhóm chuyên gia tiếp theo đã tới Hà Nội để thay thế nhóm chuyên gia tên lửa đầu tiên của Liên Xô thuộc trung đoàn 236. Thượng tướng Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã tiễn đoàn tại sân bay và trao tặng các giải thưởng nhà nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuộc gặp với người bạn chiến đấu ở Matxcơva
Sau khi trở về nước, ông Konstantinov học tại Học viện Lực lượng Phòng không, chỉ huy một tiểu đoàn tên lửa, và sau đó là người đứng đầu khóa học tại Học viện Phòng không. Năm 1980, học viên dự bị của Konstantinov trong trận chiến tên lửa đầu tiên là trung úy Lê Đình Chi đã đăng ký tham gia khóa học này. Ông đã có quân hàm đại tá chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông Konstantinov, người nghỉ hưu năm 1990 với cấp bậc đại tá, không hề đánh mất quan hệ với Việt Nam. Chuyến đi đến Việt Nam là một niềm vui lớn đối với ông.
Việt Nam - mảnh đất của chiến thắng
Tôi đã tới đó vào năm 2005 theo lời mời của Chính phủ Việt Nam. Tôi đã đến cả miền Bắc và miền Nam. Khi tôi chiến đấu ở Việt Nam, những người bạn Việt Nam của tôi đã hứa: nếu chúng tôi giải phóng Sài Gòn, chúng tôi sẽ mời các bạn đến đó. Và họ đã giữ lời hứa. Tôi rất vui mừng được gặp các cựu chiến binh Việt Nam mà chúng tôi đã từng kề vai sát cánh với nhau đánh trả quân xâm lược. Trên khắp đất nước, chúng tôi, những cựu chiến binh Nga từng tham gia cuộc kháng chiến lần thứ hai, đã được chào đón nồng nhiệt và thân tình. Một lần nữa tôi lại nghe thấy tiếng reo hò “Liên Xô!” trong những năm chiến tranh đã vang lên khắp nơi ở bất cứ nơi nào các chuyên gia tên lửa Nga xuất hiện. Quả thật, tình anh em của hai dân tộc chúng ta đã vượt qua thử thách trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, sống mãi trường tồn với thời gian.
Một ngày đã đi vào lịch sử hai lần
Ngày 24 tháng 7 năm 1965 (ngày bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên) được ghi vào lịch sử là ngày ra quân đánh thắng trận đầu và trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một sự trùng hợp thú vị: 15 năm sau trận chiến ra quân, ngày này cũng đi vào
lịch sử Việt Nam và hợp tác Nga-Việt. Vào ngày 24 tháng 7, công dân Việt Nam đầu tiên - phi công Phạm Tuân - đã bay vào vũ trụ cũng trên tên lửa Liên Xô. Ngày 24/7/1980, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng, phi công Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37.