Những trang sử vàng

Tên lửa Liên Xô xoá tan huyền thoại "bách chiến bách thắng" về B-52 trên bầu trời Việt Nam

Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik tiếp tục câu chuyện về sự hỗ trợ kỹ thuật quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Sputnik
Những bài mạn đàm sắp tới sẽ tập trung vào công việc của các chuyên gia tên lửa Liên Xô và kết quả của việc sử dụng các tổ hợp tên lửa Liên Xô tại Việt Nam.
Như chúng tôi đã lưu ý, từ tháng 4 năm 1965 đến cuối năm 1972, 95 hệ thống tên lửa phòng không di động S-75 Dvina và 7.658 tên lửa đất đối không kèm theo đã được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Cùng với các tổ hợp phòng không Dvina, các chuyên gia tên lửa Liên Xô cũng đã đến Việt Nam DCCH – bởi việc bảo trì các tổ hợp này đòi hỏi trình độ đào tạo cao nhất, đạt được qua nhiều năm huấn luyện và thực hành. Vì vậy, cho đến tháng 5 năm 1966, chỉ có các sĩ quan Liên Xô đã thực hiện các cuộc tấn công tên lửa vào máy bay địch.
Những trang sử vàng
Những quả đạn tử thần bắn hạ máy bay từ mặt đất
Trong trận đánh đầu tiên ngày 24/ 7/1965, các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã bắn rơi 3 chiếc máy bay Mỹ ở ngoại ô thủ đô Hà Nội. Họ đã sử dụng chiến thuật "phục kích" để bắn máy bay Mỹ, tức là bố trí các tiểu đoàn tên lửa cơ động ở những nơi bất ngờ nhất, đón bắn máy bay Mỹ và lập tức rút quân, chuyển đến vị trí khác. Chiến thuật căn bản này đã được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam - ban đầu do chuyên gia tên lửa Liên Xô áp dụng và sau đó huấn luyện bộ đội tên lửa Việt Nam.
Ví dụ, vào ngày 11/8/1965, nhờ chọn đúng địa điểm “phục kích” mà trận chiến tên lửa thực sự độc đáo đã diễn ra. Ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Xô Viết đã công tác ở Việt Nam, khi đó là chuyên gia bệ phóng tên lửa, nhớ lại:

3 quả tên lửa mà tiêu diệt được 4 chiếc máy bay địch

Trận địa tên lửa đã được triển khai tại xã Gia sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ở đó, chỉ trong một đêm, không dưới 300 người dân địa phương đã chuẩn bị trận địa cho Dvina. Ngày hôm sau, 10 phút trước nửa đêm, radar phát hiện 4 máy bay Mỹ, chúng bay theo đội hình chặt chẽ ở độ cao 3 nghìn mét. Cả bốn chiếc đều bị bắn hạ và chỉ có ba quả tên lửa! Thực tế là người Mỹ coi các khu vực phía Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “lãnh địa trên không” của họ, đã bay đến đó rất dày đặc. Vì vậy, một chiếc máy bay đã bị bắn rơi do mảnh vỡ của quả tên lửa bắn vào mục tiêu gần đó. Bốn mươi phút sau - thay vì 4 giờ theo tiêu chuẩn! – đơn vị rời vị trí và tiến sâu hơn vào rừng. Theo đúng nghĩa đen trước mắt chúng tôi, trên vị trí bị bỏ hoang đã xuất hiện "tiểu đoàn tên lửa" của Việt Nam - tất cả tên lửa và các thiết bị khác đều được người dân địa phương chế tạo một cách khéo léo từ những thanh tre phủ chiếu rơm. Ngày hôm sau, máy bay Mỹ phát hiện ra vị trí được cho là có thật này và quyết định tiêu diệt nó. Điều này khiến họ mất thêm ba chiếc máy bay bị bắn hạ bởi một khẩu đội pháo phòng không gần đó.
Những trang sử vàng
Bầu trời Việt Nam: Tên lửa Liên Xô chống lại máy bay Mỹ

Chiến thuật "cơ động phục kích" mang lại hiệu quả

Thiếu tá Fyodor Ilinykh trở thành bậc thầy về phục kích ở Việt Nam. Trung đoàn do ông đứng đầu đã trải qua 18 trận chiến đấu, bắn hạ 24 máy bay Mỹ. Vào mùa thu năm 1965, trưởng đoàn chuyên gia tên lửa Liên Xô tại Việt Nam đã gửi tờ trình lên Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Liên Xô về việc trao tặng Fyodor Ilinykh Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Tuy nhiên, trong điều kiện bí mật về công việc của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, ý tưởng này đã không được thỏa mãn. Fyodor Ilinykh chỉ được trao tặng Huân chương Lenin, tuy nhiên, đây là huân chương cao nhất ở Liên Xô.
Fyodor Ilinykh xứng đáng là tấm gương sáng để nhiều người trong số các chuyên gia tên lửa Liên Xô noi theo. Thiếu tá Tereshchenko chiến đấu 11 trận và bắn hạ 10 máy bay. Thiếu tá Ryzhikh bắn hạ 8 chiếc trong 9 trận. 8 phi cơ Mỹ bị bắn hạ trong 10 trận không chiến tên lửa của Đại úy Bogdanov. Cần phải nhớ rằng, các chuyên gia tên lửa Liên Xô ở Việt Nam có thời gian công tác một năm, sau đó họ trở về quê hương và một nhóm mới đến thay thế họ.
Những trang sử vàng
Phi công Việt Nam lái máy bay Liên Xô – những tấm gương anh hùng trong cuộc không chiến
Kể từ tháng 7 năm 1965 và cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, tên lửa phòng không của Liên Xô đã tiêu diệt gần 1.300 máy bay địch, trong đó bao gồm 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Huyền thoại "bách chiến bách thắng" mà các chuyên gia Mỹ nói về "pháo đài bay" bị xua tan khi nào? Điều đó đã xảy ra vào ngày 4-2-1967, phía bắc vĩ tuyến 17, nơi mà tại thời điểm đó máy bay Mỹ đang hoàn toàn làm chủ tình thế, vì không chờ đợi sự kháng cự từ mặt đất. Nhờ tổ chức phục kích khéo léo, ngay những chiếc B-52 đầu tiên xuất hiện ở đó sau khi kết thúc thời gian tạm ngừng chiến sự nhân dịp Tết đã gặp phải hỏa lực tên lửa. Ba tên lửa đã được bắn vào nhóm ba chiếc "pháo đài bay" B52. Một chiếc bị rơi ở xuống vùng núi của Lào, chiếc thứ hai rơi xuống biển. Chiếc thứ ba thoát về căn cứ. Sau đó, báo chí Mỹ cho rằng quân đội nhân dân Việt Nam sở hữu tên lửa hạng nặng có khả năng bắn từ khu vực Hà Nội đến vĩ tuyến 17. Người Mỹ không muốn chấp nhận sự thật rằng các hệ thống tên lửa phòng không di động Dvina của Liên Xô lại có thể bắn rơi máy bay của họ ở bất kỳ khu vực nào của Việt Nam.

Lời cảm ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thiếu tướng Belov, trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, về sau nhớ lại có lần trong một cuộc trò chuyện với ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chúng tôi quý trọng và bảo vệ, chăm sóc từng chuyên gia sang giúp chúng tôi trong cuộc chiến chống xâm lược". Chẳng bao lâu sau tướng Belov đã được chứng kiến trong thực tế rằng điều đó không chỉ là lời nói mà thôi. Có lần chiếc xe mà ông Belov đang đi bị oanh kích. Tất cả mọi người trong xe đều phải xuống ẩn nấp. Một quả bom rơi cách chỗ họ chừng 20 mét. Ông chợt cảm thấy có một cái gì khá khá nặng đó ập vào người mình. Quay đầu, viên tướng thấy sĩ quan phiên dịch Tình và lái xe Tuấn đang lấy thân mình che cho ông. "Chúng tôi được lệnh phải bảo vệ cố vấn, kể cả bằng tính mạng của mình", họ nói.
Đối với ông Nikolai Kolesnik khi đó là vị chỉ huy 22 tuổi của trung đội 61 thuộc trung đoàn tên lửa phòng không 236 của QĐND Việt Nam, một trong những ngày đáng nhớ nhất khi ở Việt Nam là ngày 28 tháng 8 năm 1965. Cùng với nhóm các nhà quân sự Việt Nam tháp tùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thân chinh đến tận trận địa của họ. Bác Hồ đã xem các thiết bị quân sự, thân mật bắt tay từng người lính Xô-viết đã và đang dành sự giúp đỡ hiệu quả cho nhân dân Việt Nam.
Những trang sử vàng
Máy bay Liên Xô chống lại máy bay Mỹ trong cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam
“Xin cảm ơn các đồng chí về sự giúp đỡ sẽ được khắc ghi mãi mãi trong trái tim của người Việt Nam”, - Chủ tịch Hồ Chí Minh nói.
Các chuyên gia tên lửa Liên Xô không chỉ tham gia giúp Việt Nam kháng chiến, mà còn huấn luyện bộ đội tên lửa Việt Nam bắn rơi máy bay Mỹ để bảo vệ quê hương. Chúng tôi sẽ nói về điều này trong phần tiếp theo của loạt bài “Những trang sử vàng”.
Thảo luận