Đà Nẵng và Bộ Công an xử lý loạt dự án sai phạm trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công an xử lý sai phạm tại các dự án ở bán đảo Sơn Trà, trong đó có các dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa của Công ty CP Xây dựng 79 trước đây và lô đất L09 của Khu biệt thự suối đá (tại bán đảo Sơn Trà).
Sputnik
Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt, Đà Nẵng vẫn chủ động các giải pháp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Đà Nẵng phối hợp Bộ Công an xử lý sai phạm tại các dự án trên bán đảo Sơn Trà

Hôm nay, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức họp báo 6 tháng đầu năm 2024.
Tại cuộc họp báo, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, hiện thành phố đang tập trung xử lý 4 kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ từ năm 2012, từ kết luận 2852, kết luận liên quan đến bán đảo Sơn Trà và các kết luận về nhà đất công sản.
Ông Chương cũng cho biết, thành phố tập trung xử lý 3 bản án hình sự phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố.
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam làm việc cùng FBI
Theo ông Chương, trước những khó khăn có liên quan đến các vấn đề pháp luật, UBND TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo cho ngành tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp các ngành có báo cáo cho Trung ương.
Trên cơ sở báo cáo, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 77 về tháo gỡ cơ bản về thể chế, trong đó có định hướng xác định đối tượng, nguyên tắc cơ bản, tập trung xử lý các vướng mắc, khó khăn trong các kết luận thanh tra.
Về phương án tháo gỡ, sẽ có 10 nội dung cơ bản đã được phân công cụ thể cho từng các cơ quan liên quan.
Trong đó, nhiệm vụ của Quốc hội có 4 nội dung tập trung tháo gỡ, nhiệm vụ của Chính phủ và Ban cán sự Đảng Chính phủ có 1 nội dung và TP. Đà Nẵng có 5 nội dung.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, riêng 5 nội dung của Đà Nẵng, thành phố sẽ tập trung thực hiện ngay khi đề án của Chính phủ phê duyệt trên cơ sở kết luận số 77 của Bộ Chính Trị, gồm: truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách nhà nước đối với các khoản thất thu được nêu trong kết luận thanh tra trước đây; xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình gia hạn sử dụng đất; xác định giá thu tiền sử dụng đất đối với 15 cơ sở nhà đất, chủ yếu là các cơ sở nhà đất công sản.
Cạnh đó, Đà Nẵng cũng phối hợp với Bộ Công an điều tra xử lý theo quy định đối với các sai phạm tại dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa của Công ty CP Xây dựng 79 trước đây và lô đất L09 của Khu biệt thự suối đá (tại bán đảo Sơn Trà); thực hiện quy trình thu hồi dự án 181 ha trên đường Nguyễn Tất Thành (ở Q.Hải Châu và Q.Thanh Khê) - Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước.
Không có bằng lái, còn chạy ngược chiều trên cao tốc
Phó Giám đốc Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng cho hay, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành đề án tháo gỡ, thành phố cũng đã chủ động triển khai các giải pháp để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Một trong những giải pháp đó là cho phép doanh nghiệp, nhà đầu tư dùng tài sản trong dự án đó hoặc tài sản khác dùng làm tài sản để làm đảm bảo trong việc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai sau khi xác định lại.
“Thành phố cũng thực hiện khai thác nguồn lực đất đai hiện có. Cho đến hiện tại Đà Nẵng có 345 khu đất có diện tích lớn và 20.166 lô đất tái định cư. Thành phố thực hiện khai thác quỹ đất hiện có để đảm bảo tính hiệu quả của nó như đấu giá cho thuê mặt bằng có thời hạn; rà soát quỹ đất công ưu tiên công viên, vườn dạo…”, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ.

Dư địa của thành phố chỉ có từng đó

Về nội dung này, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin thêm, hiện thành phố có gần 1.200 dự án đang vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ để khơi thông các nguồn lực từ trong dân, doanh nghiệp nhằm phát triển thành phố.
Cựu Thủ quỹ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng bị tuyên tử hình vụ tham ô hơn 186 tỷ đồng
Theo ông Trần Chí Cường, dư địa của thành phố chỉ có từng đó, không thể hơn được nữa.
“Thành phố đang gấp rút làm cụ thể hơn, những vấn đề nào thuộc thẩm quyền thành phố sẽ chủ động làm để năm 2025 xử lý dứt điểm các vướng mắc này đưa thành phố phát triển”, ông Cường nói.
Thảo luận