Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông

Tổng thống Palestine: Vụ sát hại thủ lĩnh Haniyeh đã được tính toán để kéo dài chiến tranh

Tuần trước, thủ lĩnh Ismail Haniyeh đứng đầu Bộ chính trị Hamas đã bị ám sát ở Tehran, sau đó Iran hứa sẽ trả thù Israel vì cái chết của ông. Hôm nay thế giới đang đồn đoán về quy mô cuộc leo thang sắp tới trong khu vực.
Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Tổng thống Palestine đã phát biểu về hậu quả của vụ ám hại này đối với cuộc đàm phán để khắc phục tình hình ở Gaza, về cách xây dựng bộ máy quản lý cần có ở vùng đất, về triển vọng Palestine gia nhập Liên Hợp Quốc, về những cuộc bầu cử tiềm năng tại các vùng lãnh thổ của Palestine cũng như về mục tiêu chuyến thăm Matxcơva mà ông Mahmoud Abbas sắp tiến hành.
Sputnik: Vụ sát hại người đứng đầu Bộ Chính trị Hamas Ismail Haniyeh sẽ ảnh hưởng thế nào đến tiến trình hòa đàm về Gaza và việc giải quyết vấn đề Palestine nói chung?
Mahmoud Abbas: Chúng tôi cực lực lên án vụ ám sát người đứng đầu Bộ Chính trị Hamas và cựu Thủ tướng Palestine Ismail Haniyeh. Chúng tôi coi đây là hành động hèn nhát và là diễn biến nguy hiểm trong nền chính trị Israel. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục đích giết hại ông Haniyeh là nhằm kéo dài chiến tranh và mở rộng phạm vi cuộc chiến, sẽ có tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán đang diễn ra để chấm dứt hành động xâm lược và rút quân Israel khỏi Gaza, nhưng chúng tôi kêu gọi người dân của mình vững vàng, đoàn kết và kiên nhẫn đối mặt với sự chiếm đóng này.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Tổng thống Palestine nói về mục đích của thủ phạm trong vụ sát hại người đứng đầu Bộ Chính trị Hamas
Có yêu cầu chính quyền chiếm đóng của Israel từ bỏ tham vọng và ngừng hành động gây hấn chống lại nhân dân và sự nghiệp chính nghĩa của chúng tôi, tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện «Sáng kiến ​​hòa bình Ả Rập», cũng như lệnh ngừng bắn bền vững ngay lập tức và rút quân ra khỏi Dải Gaza.
Sputnik: Tại sao việc hòa giải của người Palestine không thành công, mặc dù quá trình này diễn ra ở nhiều thủ đô trên thế giới?
Mahmoud Abbas: Chúng tôi đang nỗ lực tăng cường sự đoàn kết của đất nước và nhân dân mình, cũng như sự hòa giải giữa toàn Palestine. Đã mời tất cả các phe nhóm Palestine đến dự cuộc gặp ở El Alamein của Ai Cập hồi tháng 7 năm ngoái và trước đó còn tiến hành nhiều sự kiện khác để đạt tới hòa giải dân tộc. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của các nước trong khu vực và thế giới, cụ thể là Ai Cập, Arabia Saudi, Qatar, Nga và Trung Quốc, hướng tới thành tựu thỏa thuận có thể chấm dứt sự chia rẽ và giúp khắc phục hậu quả của cuộc đảo chính do Hamas tổ chức ở Dải Gaza vào năm 2007, khẳng định sự trung thành với nguyên tắc thống nhất về hành chính, luật pháp và các lực lượng vũ trang hợp pháp, cũng như tôn trọng chương trình chính trị và nghĩa vụ quốc tế của Tổ chức Giải phóng Palestine, đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Palestine sẵn sàng đàm phán về quy chế cuối cùng với Israel
Chúng tôi cũng đã đưa ra hàng loạt hướng dẫn nhằm khắc phục trở ngại trên con đường hòa giải. Đó là lựa chọn chiến lược của chúng tôi, sẽ cho phép tăng cường sự kiên định vững vàng của nhân dân và Tổ quốc chúng tôi.
Sputnik: Liệu chính quyền quốc gia Palestine có đồng ý thành lập một Chính phủ hòa hợp dân tộc sau khi chiến tranh kết thúc ở Dải Gaza dựa trên cơ sở kết quả cuộc đối thoại giữa những người Palestine ở Bắc Kinh hay không?
Mahmoud Abbas: Ưu tiên hiện nay là ngăn chặn sự xâm lược của Israel chống lại người dân của chúng tôi ở Dải Gaza. Ba tháng trước, đã thành lập một Chính phủ kỹ trị, bao gồm các chuyên gia người Palestine không thuộc phe phái chính trị nào, thực hiện trách nhiệm của mình đối với người dân của chúng tôi ở Dải Gaza, với mức độ tương tự như ở Bờ Tây và Jerusalem. Nếu phong trào Hamas chấp nhận các điều khoản hòa giải dân tộc, thì sau khi kết thúc chiến tranh ở Gaza, sẽ bắt đầu những cuộc tham vấn pháp lý về việc thành lập một Chính phủ hòa hợp dân tộc.
Sputnik: Trước đây Hamas đã cáo buộc FaTaH («Phong trào Giải phóng Quốc gia Palestine») rằng Chính phủ mới và tân Thủ tướng được bổ nhiệm mà không tính đến nguyện vọng của Hamas, bất chấp các thỏa thuận hiện có. Vậy việc thành lập một Chính phủ đoàn kết dân tộc ở Palestine hiện nay là thực tế đến mức nào? FaTaH sẵn sàng nhượng bộ gì trong vấn đề này? Liệu Palestine hiện nay còn cách một Chính phủ thống nhất bao xa? Cuộc chiến Gaza có góp phần thống nhất các lực lượng chính trị Palestine hay không?
Mahmoud Abbas: Chính phủ đoàn kết dân tộc ở Palestine sẽ được thành lập sau các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống. Dành cho điều này đòi hỏi sự hòa giải dân tộc và chấm dứt sự chia rẽ vì những lý do nêu trên và dưới sự bảo trợ của Tổ chức Giải phóng Palestine. Cho đến nay vẫn chưa đạt được điều đó.
Một lần nữa, tôi tái khẳng định sự trung thành của chúng tôi đối với đoàn kết dân tộc và nhấn mạnh rằng Dải Gaza là một phần không thể thiếu của lãnh thổ Nhà nước Palestine.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Đại diện thường trực Palestine tại Liên hợp quốc: Hamas không phải là tổ chức khủng bố
Наша первая цель – остановить войну против палестинского народа, работать Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là ngăn chặn cuộc chiến chống nhân dân Palestine, nỗ lực làm việc tái thiết mọi thứ đã bị chiến tranh phá hủy, chấm dứt cuộc tàn sát hàng ngày khiến những người con trai và con gái của chúng tôi bị chết, cung cấp nơi trú ẩn cho tất cả những ai cần giúp đỡ và đáp ứng nhu cầu thiết yếu để tăng cường sự bền vững của nhân dân, cho phép mọi người được tiếp tục sống trên mảnh đất của mình. Ba tháng trước, đã bổ nhiệm một Chính phủ mới của Palestine để tiếp thêm sinh lực cho người dân của chúng tôi ở Dải Gaza, Bờ Tây và Jerusalem, cũng như nâng tầm các dịch vụ dân sinh và thực thi chương trình cải cách thể chế quan trọng.
Sputnik: Vài năm trước khi cuộc xung đột Palestine-Israel leo thang như hiện nay, Nga đã cố gắng tổ chức cuộc gặp giữa ông và ông Netanyahu, và nhìn chung ông ủng hộ đề xuất đó. Vậy vấn đề này hiện có được thảo luận với phía Nga không, đặc biệt là trong khuôn khổ cuộc hội kiến sắp tới của ông với Tổng thống Vladimir Putin ở Matxcơva? Ông có tiếp tục ủng hộ các cuộc thương lượng trực tiếp với Israel ở cấp cao nhất hay không? Chính quyền Palestine có phương án thay thế để chống lại hoạt động tái định cư của Israel hay chăng?
Mahmoud Abbas: Chúng tôi đã nhiều lần đồng ý gặp ông Netanyahu ở Matxcơva theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin, người cũng như tất cả các bạn bè Nga luôn được chúng tôi tin tưởng. Chúng tôi liên tục trao đổi quan điểm với Tổng thống Nga và tham vấn về tất cả các vấn đề quan trọng nhất nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình cũng như tăng cường quan hệ song phương và khu vực. Chúng tôi cũng sẽ thực hiện điều này trong chuyến thăm Nga sắp tới.
Chúng tôi tái khẳng định rằng con đường đạt tới thành tựu hòa bình và an ninh toàn cầu nằm ở giải pháp chính trị dựa trên cơ sở các nghị quyết quốc tế và Sáng kiến ​​Hòa bình Ả Rập. Chúng tôi không từ chối các cuộc gặp với phía Israel nhưng họ đã quay lưng lại với con đường hòa bình. Điều này đặc biệt đúng với Chính phủ Israel hiện tại, vốn đã thông qua hàng loạt đạo luật nhằm phản đối việc thành lập một Nhà nước Palestine và phá hoại giải pháp triển vọng về hai Nhà nước trên thực địa. Thay vì giải quyết hòa bình, chính quyền chiếm đóng của Israel đang thực hiện chương trình quân sự nhằm tách Dải Gaza khỏi Bờ Tây và Jerusalem, nhưng chính sách của họ sẽ không thành công. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình tại Liên Hợp Quốc, phấn đấu đạt đượ tư cách thành viên đủ quyền trong tổ chức thế giới và sự công nhận của các quốc gia dành cho Nhà nước Palestine mới, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực chính trị, ngoại giao và pháp lý nhằm chấm dứt việc chiếm đóng lãnh thổ của Nhà nước Palestine với thủ đô ở Đông Jerusalem.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
BNG Nga kêu gọi tuân thủ nguyên tắc “Không một lời nào về Palestine nếu thiếu người Palestine”
Hiện nay chúng tôi tập trung trước hết vào việc chấm dứt cuộc chiến của quân đội chiếm đóng Israel chống lại nhân dân Palestine, chấm dứt cuộc tàn sát hàng ngày và sự phá hoại to lớn. Song song, chúng tôi đang tiến hành công việc cùng với các quốc gia Ả Rập, các thành viên Hội đồng Bảo an, các nước EU và các cường quốc thế giới quan tâm khác, với mục tiêu từ bỏ các giải pháp quân sự mà Israel cố áp đặt, để quay trở lại giải pháp chính trị, chấm dứt chiến tranh và thúc đẩy đạt được nền hòa bình toàn vẹn và lâu dài.
Sputnik: Hàng loạt quốc gia châu Âu đã công nhận Nhà nước Palestine. Phải chăng đang có tín hiệu từ các thủ đô châu Âu về loạt công nhận mới? Nếu đúng vậy, thì đang chờ đợi những nước nào ​​​​sẽ công nhận Palestine? Và khi nào chúng ta có thể đón nhận những quyết định này? Theo ông, liệu Palestine còn cách tư cách thành viên đủ quyền của Liên Hợp Quốc bao xa?
Mahmoud Abbas: Chúng tôi rất biết ơn tất cả các quốc gia đã công nhận Nhà nước Palestine. Hiện đã có 149 nước công nhận. Làm điều này gần đây nhất là 5 nước vùng Caribe và 5 quốc gia châu Âu: Tây Ban Nha, Na Uy, Ireland, Slovenia và Armenia. Trong tương quan này, chúng tôi kêu gọi các quốc gia khác cũng nên công nhận Nhà nước Palestine. Bước đi như vậy sẽ hỗ trợ quyền của nhân dân Palestine được lựa chọn tương lai và hòa bình dựa trên cơ sở nguyên tắc hai Nhà nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới nhận được tư cách thành viên đủ quyền của Liên Hợp Quốc theo quyết định của Hội đồng Bảo an.
«Cuộc đấu dài». Điều gì đằng sau quyết định của ba nước châu Âu công nhận Palestine?
Sputnik: Có thỏa thuận nào với các nước Ả Rập và cộng đồng quốc tế về những gì sẽ xảy ra một ngày sau khi kết thúc chiến tranh ở Dải Gaza, cũng như về vấn đề đại diện Palestine lên nắm quyền ở vùng đất này hay chăng?
Mahmoud Abbas: Nhà nước Palestine đã xây dựng tầm nhìn chính trị và chuẩn bị «bản đồ lộ trình», được Nhóm 6 quốc gia Ả Rập thông qua và trình để Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét. Cơ sở của tầm nhìn và «lộ trình» này là giải pháp chính trị toàn diện, nhằm chấm dứt sự hiện diện của Israel ở Dải Gaza, Chính phủ Nhà nước Palestine hoàn thành các chức năng của mình tại vùng đất này, như sẽ diễn ra ở Bờ Tây, chấm dứt mọi hành động thù địch đơn phương từ phía Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, tiến tới các cuộc đàm phán về quy chế dứt khoát với phía Israel trong khuôn khổ thỏa thuận hội nghị hòa bình quốc tế phù hợp với lịch trình thời gian cụ thể và sự phát triển cơ chế an ninh của khu vực.
Thảo luận