Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Tô Lâm: Việt Nam gửi tín hiệu rất quan trọng tới toàn thế giới

Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm sẽ thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào ngày 18-20/8. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông tới Trung Quốc sau khi nhậm chức lãnh đạo đất nước.
Sputnik
Dự kiến, việc tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế sẽ là một trong những chủ đề chính tại các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh. Hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc là điều quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam, vì vậy Chủ tịch nước Việt Nam sẽ cố gắng thúc đẩy đầu tư và thương mại của Trung Quốc, cũng như tăng cường mối quan hệ trong nền kinh tế kỹ thuật số và các vấn đề khác về chuỗi cung ứng.
Sự nổi lên của Việt Nam như một cường quốc khu vực cũng gắn liền với việc tăng cường mối quan hệ toàn diện với các nước Á - Âu và Tây Âu thông qua đường sắt. Vai trò chiến lược và trung chuyển của Trung Quốc là không thể thiếu trong việc này nên chúng ta có thể kỳ vọng vào tín hiệu tích cực từ các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh nhằm kết nối giao thông đường sắt Việt Nam với tuyến tàu cao tốc Trung Quốc-châu Âu.
Chu Dung, chuyên gia tại Viện Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik về mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp đáng kể cho phát triển hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.
Trung Quốc mong chờ chuyến thăm của ông Tô Lâm
Theo chuyên gia Chu Dung, một trong những ý nghĩa chính trị của hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh là mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ giữa Trung Quốc và Việt Nam - như một quốc gia có ảnh hưởng trong ASEAN hỗ trợ phát triển mối quan hệ ổn định và lâu dài giữa Trung Quốc và khối ASEAN.
Với chuyến thăm của mình, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm khẳng định Trung Quốc là quốc giahợp tác ưu tiên của Việt Nam. Ông tiếp bước Tổng Bí thư tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, người đã tăng cường liên hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong suốt 13 năm trên cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Tô Lâm mang ý nghĩa quan trọng, đây là bằng chứng mới cho thấy sự thất bại của Mỹ trong nỗ lực khiến Việt Nam chống Trung Quốc và gây căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt, Dmitry Mosyakov - Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Việt Nam gửi tín hiệu rất quan trọng tới toàn thế giới, cho thấy cách thức Mỹ tạo ra các đồng minh ủy nhiệm có thể để chống lại các đối thủ. Ở Việt Nam, Hoa Kỳ không thành công trong việc này mặc dù họ có những nỗ lực rất lớn. Có rất nhiều người ở Việt Nam làm việc hoặc cộng tác với các tổ chức thương mại và phi chính phủ của Mỹ nhằm bảo vệ mọi thứ, từ quyền phụ nữ đến cây rừng và ngưồn nước. Hoa Kỳ mang lại cho Việt Nam thặng dư thương mại khổng lồ năm này qua năm khác, nói về quá trình chuyển đổi dân chủ của Việt Nam, sự cần thiết phải cải cách chính trị và liên tục đưa ra những câu chuyện khác về giá trị Mỹ. Không có gì thay đổi. Mối quan hệ liên đảng là chìa khóa cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây là những mối liên hệ rất nghiêm túc và dễ hiểu ở mọi cấp độ quản lý. Đây là nền tảng mà Mỹ không thể phá hủy được. Và đây cũng là yếu tố rất quan trọng, vô hiệu hóa mọi nỗ lực của họ nhằm làm suy yếu mối quan hệ Trung - Việt”, - ông Dmitry Mosyakov nói.
Chuyên gia Nga cho rằng ngoài Philippines, Mỹ hiện không có đồng minh nào ở Đông Nam Á. Một thực tế mới đang nổi lên trong khu vực mà Hoa Kỳ sẽ phải tính đến.
Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi

Nhiều nước ASEAN đang có kế hoạch gia nhập BRICS. Đây là sự lựa chọn độc lập của họ, đồng thời là một cử chỉ chống Mỹ. Đây là một bước thụt lùi lớn đối với Mỹ. Các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam và Indonesia, hiểu rõ mình là những người tham gia không phải trong các khối phương Tây mà ở miền Nam bán cầu. Mỹ rất khó chịu khi nhận ra Đông Nam Á không phải là khu vực ngoại vi của phương Tây và trước hết là của Mỹ. Khu vực này, cùng với các nước Ả Rập, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi, được coi là thành phần bình đẳng của phía Nam bán cầu, hiện đang nổi lên xung quanh BRICS. Điều này rất có ý nghĩa. Và nền ngoại giao của Việt Nam củng cố xu hướng này”, - giáo sư Dmitry Mosyakov nói thêm trong phần kết luận.

Thảo luận