Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi

© Bùi Lâm KhánhTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ từng phục vụ Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ từng phục vụ Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2024
Đăng ký
“Với chuyến công du quan trọng này, Việt Nam khẳng định rằng đường lối ngoại giao cũng như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không thay đổi, bất chấp sức ép từ phía Mỹ và phương Tây (EU) đang muốn lôi kéo Việt Nam ra xa cái mà họ gọi là “quỹ đạo của Trung Quốc”.
Theo tin từ Chính phủ Việt Nam, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8 năm 2024. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Tô Lâm được bổ nhiệm làm Tổng bí thư ĐCS Việt Nam.
Theo đánh giá chung của giới chuyên gia và báo chí nước ngoài, chuyến công du Trung Quốc mấy ngày tới của ông Tô Lâm thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa hai nước láng giềng, vốn duy trì mối quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ bất chấp căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp báo.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân thăm Trung Quốc

Ông Tô Lâm đã có đủ cương vị để đi thăm một cường quốc là bạn bè truyền thống

Chỉ sau hơn một tháng khi được Quốc hội bầu là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bầu là Tổng bí thư của Đảng, ông Tô Lâm đã có ba chuyến đi công du nước ngoài đầu tiên. Trước hết là thăm Lào và Campuchia, hai nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trên bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á. Và tới đây là chuyến thăm Trung Quốc, đối tác chiến lược toàn diện rất quan trọng đối với Việt Nam và là một trong ba cường quốc hàng đầu thế giới.
“Trước hết, cần lưu ý rằng, cả ba quốc gia này đều có đường biên giới chung trên bộ với Việt Nam có độ dài lần lượt là Lào, Trung Quốc và Campuchia. Điều này cho thấy Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ tin cậy chính trị với các quốc gia láng giềng của mình trên tinh thần hữu nghị, hòa bình, hợp tác toàn diện và cùng phát triển. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay”, - Nhà nghiên cứu, chuyên gia về Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý: Việc sắp xếp thứ tự của các chuyến thăm từ Lào đến Campuchia rồi mới đến Trung Quốc không phải là thứ tự của tầm quan trọng trong quan hệ của Việt Nam với các nước này mà do điều kiện bắt buộc khi Việt Nam vừa trải qua một Quốc tang đau đớn với sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và bây giờ thì Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có thể có đủ cương vị để trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đi thăm một cường quốc là bạn bè truyền thống.

“Điểm thứ hai là với chuyến đi thăm quan trọng này, Việt Nam khẳng định rằng đường lối ngoại giao cũng như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không thay đổi, bất chấp sức ép từ phía Mỹ và phương Tây (EU) đang muốn lôi kéo Việt Nam ra xa cái mà họ gọi là “quỹ đạo của Trung Quốc”. Nếu ai đó có suy nghĩ rằng có thể làm được điều đó thì họ đã hoàn toàn nhầm lẫn. Bởi trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn có quỹ đạo của riêng mình mà không bao giờ bị sa vào “sức hút” của bất cứ quốc gia nào và cũng không bao giờ chịu sự ép buộc của bất kỳ nước nào, dù đó là các cường quốc”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận thêm trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Một điểm cũng cần chú ý nữa là trong văn hóa quan hệ của người Việt Nam, quan hệ “láng giềng” luôn đóng một vai trò quan trọng còn hơn cả quan hệ đồng minh bởi một điều đơn giản là “cháy nhà hàng xóm thì không ai có thể bình chân như vại” được. Chính vì vậy mà Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc không chỉ là vì đó là một cường quốc, mà quan trọng hơn, đó là quốc gia láng giềng của Việt Nam. Và Việt Nam cũng không hề phân biệt đối xử với các nước láng giềng dù lớn hay nhỏ bởi tất cả đều là láng giềng.

Sẽ tiếp tục có những thỏa thuận mới làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Nói về tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đánh giá: Điều chắc chắn là với những di sản quý báu mà Cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam để lại cũng như những gì mà lãnh đạo hai nước, nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã và đang xây dựng trong nhiều năm qua thì quan điểm của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi. Đảng
“Tôi chắc rằng, hai bên sẽ tiếp tục có những thỏa thuận mới làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; đồng thời hai bên sẽ có những bước đi cụ thể hóa mối quan hệ ấy một cách thực chất hơn, đạt hiệu quả lớn hơn để giúp củng cố sự tin cậy chính trị chắc chắn hơn”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh với Sputnik.
Hải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2024
Biển Đông
UAV Trung Quốc ở Biển Đông không liên quan tới huấn luyện chung của Việt Nam và Philippines
“Vấn đề đầu tiên mà hai bên sẽ quan cùng quan tâm nhất là tăng cường sự tin cậy chính trị, có thể gác lại một số vấn đề còn chưa thống nhất về chủ quyền biển, đảo để hướng tới sự đồng thuận trong các vấn đề quốc tế khác”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Điều này cũng dễ hiểu, nhất là trong bối cảnh nổi lên sự can thiệp ngày càng trắng trợn hơn, thô bạo hơn của một số quốc gia ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông nhân danh bảo đảm an ninh nọ, an toàn kia nhưng thực chất là để tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, gây ra nguy cơ xung đột, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định tại Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

“Vấn đề thứ hai là quan hệ kinh tế song phương. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Còn xét về tổng kim ngạch thương mại hai chiều thì trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đại 94,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024. Cùng thời gian này, tuy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 54 tỷ USD nhưng ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam chỉ đạt 7,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Mỹ trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 61,1 tỷ USD”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ thông tin với Sputnik.

Nguyên nhân chính của thực trạng cán cân thương mại Việt-Mỹ, theo các chuyên gia Sputnik đã phỏng vấn, là do phía Mỹ cho đến nay vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Điều này không chỉ gây cản trở cho hàng hóa Mỹ có mặt trên thị trường Việt Nam mà còn gây khó cho các nhà đầu tư Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam cũng như gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn nữa. Vì vậy, phía Mỹ chỉ có thể tự trách mình khi họ thu hẹp cánh cửa quan hệ kinh tế Việt – Mỹ. Còn Việt Nam thì chắc chắn vẫn coi trong thị trường Trung Quốc là thị trường chiến lược lâu dài của mình.
Vấn đề đầu tư cũng vậy, tuy Mỹ có tiềm lực tài chính lớn song mức độ đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn xếp cuối bảng trong số 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam năm 2023 với 124 dự án có tổng giá trị vốn 113,9 triệu USD, thua xa Trung Quốc với 707 dự án có tổng giá trị vốn đạt 3 tỷ 544,4 triệu USD. Cần nói cho đầy dủ rằng chỉ vì mục đích chính trị mà người Mỹ đã tự trói chân trói tay mình và làm cho quan hệ thương mại Việt – Mỹ phát triển chậm lại, khó đạt được chỉ số kim ngạch hai chiều trên 100 tỷ USD như dự định. Còn Việt Nam thì buộc phải tìm đến các thị trường thông thoáng hơn, trong đó có Trung Quốc.
Về quốc phòng và an ninh thì hai bên chắc chắn sẽ duy trì trạng thái hợp tác bảo đảm an ninh biên giới bằng các hoạt động giao lưu quốc phòng, trao đổi thông tin… nhằm kéo giảm căng thẳng và ngăn chặn sớm nguy cơ xung đột. Hai bên cũng vẫn duy trì quan điểm giải quyết căng thẳng ở Biển Đông bằng đối thoại hòa bình, công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2024
Mỹ bất công với Việt Nam

“Vấn đề hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều điểm mới trên cơ sở phát huy những điểm tương đồng và tôn trọng sự khác biệt của nhau; đồng thời, biến những sự khác biệt đó thành ưu thế có sức hấp dẫn trong trao đổi sản phẩm văn hóa, du lịch giữa hai bên, tạo tiền đề cho việc củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”, - Nhà nghiên cứu, chuyên gia về Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.

Như vậy, có thể kết luận rằng, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ tin cậy về chính trị trong điểu kiện cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự tương đồng cơ bản về thể chế và hệ thống chính trị, có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau ngày càng được tăng cường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала