Áp lực kinh tế - rào cản lớn trong hôn nhân
“Tôi đi làm nhiều năm nay, nhưng tiền tiết kiệm chỉ đủ để trả trước một khoản nhỏ khi mua nhà. Việc lập gia đình trong tình hình này thật sự là một áp lực lớn. Đó là chưa kể đến các chi phí sinh hoạt ngày càng tăng”, Anh Đình Trường, 30 tuổi, nhân viên ngân hàng tại Hà Nội, chia sẻ với Sputnik.
“Tôi muốn dành thời gian để phát triển sự nghiệp và tận hưởng cuộc sống độc thân trước khi nghĩ đến hôn nhân. Tôi không muốn bị ràng buộc quá sớm”, chị Thu Thủy, 28 tuổi, chuyên viên marketing tại TP.HCM, cho biết.
Hệ lụy đối với nền kinh tế và xã hội
"Nếu 2 người kết hôn, già rồi tử vong, không để lại 2 công dân cho xã hội, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu lao động, dân số giảm. Để tái tạo lao động cho đất nước, đảm bảo tỷ suất sinh thay thế, cần đảm bảo gia đình sinh 2 con trở lên. Và nhiệm vụ này nếu chỉ là sự quan tâm của mỗi gia đình, không phải sự quan tâm của doanh nghiệp, chính quyền… thì tỷ suất sinh sẽ không tăng được", GS Nhân phát biểu tại Hội thảo.
Giải pháp nào cho vấn đề này?
“Trước hết, cần cải thiện chính sách hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện cho người trẻ dễ dàng tiếp cận với các khoản vay mua nhà với lãi suất ưu đãi để từ đó người trẻ có động lực hơn khi tiến đến hôn nhân”.
“Giáo dục giới tính song song với thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc và đời sống gia đình cũng là một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt áp lực đối với giới trẻ khi nghĩ đến hôn nhân. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người trẻ đối với việc sinh đẻ có trách nhiệm”, một chuyên gia về dân số chia sẻ với Sputnik.
“Nếu doanh nghiệp đồng ý giảm giờ làm xuống còn 40 giờ/tuần, mình sẽ dành thời gian đó cho bản thân và gia đình. Mình vẫn đam mê kiếm tiền hơn là hẹn hò”, Tú Lâm, nhân viên HR, 23 tuổi, tại Hà Nội cho biết.
"Xu hướng 'độc thân có chủ đích' không hẳn là tiêu cực. Nó phản ánh sự trưởng thành và có trách nhiệm của giới trẻ trong việc chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, cần có sự cân bằng giữa phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội."