Anh hùng Nga kể lý do Liên Xô chế tạo bom nguyên tử

Không giống như Mỹ, Liên Xô coi bom nguyên tử chỉ là phương tiện gìn giữ hòa bình, là yếu tố ổn định và ngăn chặn khả năng gây hấn của phương Tây. Đây là phát biểu của Anh hùng Nga Valentin Kostyukov, Giám đốc Trung tâm Hạt nhân LB Nga - Viện Nghiên cứu khoa học Vật lý thực nghiệm toàn Nga (RFNC-VNIIEF, Tp. Sarov tỉnh Nizhny Novgorod).
Sputnik
Thứ Năm ngày 29/8 đánh dấu kỷ niệm 75 năm vụ thử hạt nhân đầu tiên của Liên Xô đối với bom nguyên tử RDS-1. Theo các chuyên gia, việc này đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Nga, đảm bảo vị thế cường quốc hùng mạnh và độc lập của nước này. Việc phát triển đạn hạt nhân được thực hiện tại Cục Thiết kế-11 - nay là Trung tâm Hạt nhân Sarov.
Trong một bài viết cho Tạp chí Quốc phòng của Nga, ông Kostyukov kể lại rằng vào năm 1945 ở Mỹ đã xuất hiện quả bom nguyên tử đầu tiên, và vào năm 1952 quả bom nguyên tử đầu tiên của Anh đã được thử nghiệm.
“Trong khi đó chỉ có vũ khí hạt nhân của Liên Xô mới có tác dụng vì hòa bình”, - ông Kostyukov nhấn mạnh.
Ông kể lại rằng vào đầu những năm 1950, tại “cơ quan đầu não” của ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô là Tổng cục I trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã biên soạn dự thảo tuyển tập “Lịch sử làm chủ năng lượng nguyên tử ở Liên Xô” trong đó có đoạn viết như sau: “Bom nguyên tử trong tay nhân dân Liên Xô là sự bảo đảm cho hòa bình.
Thủ tướng Ấn Độ Nehru đã đánh giá đúng tầm quan trọng của bom nguyên tử Liên Xô khi nhận định rằng: “Ý nghĩa của phát minh nguyên tử có thể thúc đẩy việc ngăn chặn chiến tranh".
Nga cho biết vì sao Liên Xô chuyển bí mật về bom nguyên tử cho Trung Quốc
“Đây là cách một chính trị gia tiến bộ trên thế giới nhận định về Bom Nga, và ban lãnh đạo Liên Xô cũng nhìn nhận “Vấn đề Bom” như vậy", ông Kostyukov đánh giá. Ông cũng dẫn lời xác nhận của Vasily Makhnev, cựu thư ký cơ quan nhà nước cao nhất quản lý dự án hạt nhân của Liên Xô là Ủy ban đặc biệt thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Theo ông Makhnev, người đứng đầu Ủy ban Đặc biệt Lavrenty Beria “đã hơn một lần nói rằng chúng ta phải “có” bom nguyên tử, “nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng nó”, - và dẫn cả quan điểm tương tự của Stalin”, ông Kostyukov lưu ý.
“Đối với Liên Xô, Bom chỉ là một phần trong vấn đề hạt nhân. Phương diện vũ khí của các hoạt động trong lĩnh vực nguyên tử lại trở thành phương diện chính, bởi vì chính phương Tây đứng đầu là Mỹ đã biến nó này thành phương diện chính, đe dọa an ninh của Liên bang Xô viết. Trong tuyển tập này còn viết: “Ở Hoa Kỳ vấn đề nguyên tử là một lĩnh vực kinh doanh lớn và sinh lời”. Vấn đề nguyên tử ở Liên Xô không phải là ngành kinh doanh hay dùng để mang ra hù dọa, mà là một trong những vấn đề lớn nhất của thời đại... Nếu không có mối đe dọa bị tấn công hạt nhân... thì mọi nỗ lực của các nhà khoa học và kỹ thuật sẽ tập trung cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử để phát triển những lĩnh vực hòa bình của nền kinh tế quốc dân". Và đây cũng không phải là tuyên bố chỉ bằng lời nói. Nơi đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân công nghiệp đầu tiên trên thế giới cũng chính là Liên Xô”, - Giám đốc RFNC-VNIIEF viết.
Theo ông Kostyukov, ở Hoa Kỳ bom nguyên tử “chính thức được coi là phương tiện độc tài, là vũ khí để tấn công hạt nhân vào Liên Xô”.
“Ở Liên Xô coi vũ khí hạt nhân là yếu tố ổn định và ngăn chặn khả năng gây hấn của phương Tây”, - ông nhấn mạnh.
Thảo luận