“Trước khi Hiệp định Oslo được ký kết vào năm 1993, có khoảng 250.000 người định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem. Việc tạm dừng mở rộng khu định cư sau đó không kéo dài và số lượng các khu định cư và người định cư tiếp tục tăng vào cuối năm. Đến năm 2023, số người định cư lên tới 700.000 người, 2/3 trong số đó sống ở Khu C và phần còn lại ở Đông Jerusalem", - tài liệu viết.
Liên Hợp Quốc tin các ưu đãi kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng đang góp phần thúc đẩy hoạt động định cư, bao gồm cả việc xây dựng các tuyến đường tránh nối các khu định cư với nhau và với Israel, đi vòng qua các thành phố Palestine.
“Các hoạt động định cư của Israel, liên quan đến việc tịch thu đất đai, chiếm đoạt nước và tài nguyên thiên nhiên, cản trở giải pháp hai nhà nước, làm thay đổi tình hình thực tế, chia cắt địa lý và thị trường của Palestine, đồng thời cản trở sự phát triển kinh tế”, - báo cáo ghi nhận.
Trước đó, Mỹ, EU, Australia và Nhật Bản bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người Israel sống ở Bờ Tây bị chiếm đóng như một hình phạt vì đàn áp người dân Palestine địa phương.