“Không… Tôi nghĩ rõ ràng là Hoa Kỳ đóng vai trò trung tâm”, - ông Rafael Grossi nói khi trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình CNN về việc liệu có thể đạt được thỏa thuận hạt nhân nếu không có sự hợp tác của Washington hay không.
Ông Grossi nói thêm rằng các cuộc đàm phán rất có thể sẽ diễn ra giữa Iran và Mỹ thông qua các bên trung gian. Đồng thời, ông lưu ý vai trò không thể thiếu của IAEA vì chỉ có các thanh sát viên của cơ quan này có mặt tại các cơ sở hạt nhân của Iran.
Theo ông Grossi, IAEA đã mất một phần khả năng giám sát chương trình hạt nhân của Iran và ông dự định sẽ sớm thảo luận vấn đề này với đại diện của Tehran.
Năm 2015, Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp và Iran đã ký kết thỏa thuận hạt nhân JCPOA, bao gồm việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy những hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran. Tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ, nơi Trump làm tổng thống, đã rút khỏi JCPOA và khôi phục các lệnh trừng phạt chống Tehran. Đáp lại, Iran tuyên bố giảm dần các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận, từ bỏ các hạn chế về nghiên cứu hạt nhân, máy ly tâm và mức độ làm giàu uranium.