Cây xanh – biểu tượng văn hóa, tinh thần của thủ đô
“Không gian xanh của Hà Nội không chỉ là một phần của cảnh quan đô thị mà còn là một phần không thể tách rời trong đời sống tinh thần của người dân. Việc phục hồi cây xanh sau bão là nhiệm vụ cấp thiết để giữ gìn giá trị này”.
"Những cây xanh cổ thụ là chứng nhân của thời gian, gắn liền với biết bao câu chuyện lịch sử của thành phố. Chứng kiến cảnh chúng bị gãy đổ, tôi thấy đau lòng không khác gì mất mát một phần ký ức của mình".
Hà Nội cần làm gì để phục hồi cây xanh?
"Một phần nguyên nhân cây bị gãy đổ hàng loạt là do việc quy hoạch cây xanh chưa thực sự bền vững. Chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng từ khâu chọn giống cây phù hợp với đô thị, đến việc chăm sóc và quản lý sau trồng. Các loại cây cần có hệ rễ khỏe mạnh, khả năng chống chịu cao trước những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão", ông Linh nhấn mạnh.
Bài học kinh nghiệm và giải pháp dài hạn
"Cần có sự đồng bộ từ quy hoạch, chọn giống, đến thiết kế không gian và giám sát việc trồng cây. Việc lựa chọn các loại cây không phù hợp với môi trường đô thị, thiếu sự chăm sóc đúng cách chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều cây dễ bị đổ gãy khi gặp bão".
"Ngoài ra, việc trồng cây cần có tính toán cụ thể về khoảng cách giữa các cây, đảm bảo chúng có đủ không gian phát triển và không bị xung đột với các công trình hạ tầng", chuyên gia trên nói thêm.
Đảm bảo an toàn và phát triển cây xanh bền vững
“Cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe cây định kỳ, nhất là với những cây cổ thụ. Hệ thống rễ, thân và tán cây phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có dấu hiệu mục ruỗng, giúp tránh được nguy cơ gãy đổ khi có gió bão”.
"Cây xanh không chỉ là tài sản của thành phố mà còn là của chung của mọi người. Việc bảo vệ cây xanh cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chính mình", bà Nguyễn Thị Lan, một cư dân trên phố Trần Hưng Đạo, chia sẻ.