Ông Lý Cường: “Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt”

Phát biểu tại Hà Nội, Thủ tướng Lý Cường khẳng định: “Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt, đối tác tốt, đáng tin cậy, có thể dựa vào nhau”.
Sputnik
Cũng theo Thủ tướng Lý Cường, Việt Nam và Trung Quốc có chế độ, tin cậy chính trị cao, có mối tình hữu nghị nồng thắm mà nhiều nước không có.

Thủ tướng Lý Cường: Việt Nam và Trung Quốc là “anh em tốt”

Chiều 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Phát biểu với đại diện các doanh nghiệp Việt – Trung, ông Lý Cường khẳng định, hai nước Việt – Trung là anh em, đối tác tốt.
“Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt, đối tác tốt, đáng tin cậy, có thể dựa vào nhau. Đoàn kết một lòng thì chắc chắn sẽ vượt qua mọi thách thức, rủi ro”, Thủ tướng Trung Quốc nói.
Ông cũng nhấn mạnh, trong hợp tác chân thành, miễn là hai nước cùng kiên trì đi cùng một hướng, mang lại lợi ích cho nhau, đem lại phồn thịnh chung thì “chắc chắn chúng ta sẽ cùng thắng”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý, hợp tác kinh tế, thương mại luôn là điểm nhấn của hợp tác Trung - Việt, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước. Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam kiên định phát triển quan hệ với Trung Quốc
Hai nước luôn kiên định hợp tác là điều rất quý, thể hiện sức mạnh nội sinh rất to lớn của hợp tác song phương.
Về tương lai, hợp tác kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, nhiều tiềm năng để phát triển. Giai đoạn tới, có 3 vấn đề trọng điểm cần thực hiện.
Đầu tiên là tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước, quan tâm kết nối liên thông hai nước. Theo đó, hiện nay hai nước đang tích cực triển khai quy hoạch kết nối sáng kiến "Hai con đường, một vành đai"; tích cực kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cửa khẩu, bến cảng, đường hàng không; thúc đẩy đi lại, giao lưu nhân dân; hợp tác điều phối chính sách công nghiệp. Điều này càng tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác kinh tế, thương mại.
Thứ hai, không ngừng củng cố, bổ sung thế mạnh cho nhau. Ông Lý Cường cho rằng, hai bên có thế mạnh đặc biệt của mình về tài nguyên, kết cấu ngành nghề, có nhu cầu bổ sung cho nhau lâu dài; hai bên đã triển khai mạnh mẽ hợp tác kỹ thuật, công nghệ; phối hợp phân công, thúc đẩy, cùng nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện mặt trời, xe điện đang phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Việc hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực này, ông Lý đánh giá.
Thủ tướng Trung Quốc còn tuyên bố: “Hai quốc gia chúng ta có chế độ, tin cậy chính trị cao, có mối tình hữu nghị nồng thắm mà nhiều nước không có”.
Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau, hai nước ký 10 văn kiện
Đại diện chính quyền Bắc Kinh cũng nêu 3 mong muốn, đó là các bên không ngừng quan tâm các chính sách quan trọng lớn, chủ động hơn để hoà nhập sự phát triển quốc gia, các kết nối chiến lược; tận dụng tốt các thoả thuận song phương và đa phương; huy động các nguồn lực.
Thúc đẩy phát triển hài hoà các ngành nghề công nghiệp xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp mình; tìm kiếm các đối tác hợp tác trong chuỗi giá trị. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng xuyên biên giới; tập trung sức lực, sức sáng tạo, tập trung phát triển lĩnh vực năng lượng sạch thì hợp tác kinh tế, thương mại hai nước sẽ dành được kết quả to lớn.

Thủ tướng Việt Nam nói về “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”

Phát biểu tại toạ đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng bày tỏ, hợp tác phát triển kinh tế bền vững là một trong những yếu tố then chốt để thắt chặt thêm tình đoàn kết hai nước anh em và quan hệ hai nước láng giềng gần gũi, tắt lửa tối đèn có nhau.
Ông đánh giá, thời gian qua nền tảng xã hội trong quan hệ hợp tác hai nước tốt hơn, tin cậy lẫn nhau ngày càng cao hơn, dư luận của nhân dân hai nước về nhau ngày càng tích cực hơn, tình cảm của nhân dân hai nước ngày càng nồng ấm hơn. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp hai nước thời gian qua.
Tuy vậy, quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tầm vóc của quan hệ chính trị - xã hội tốt đẹp giữa hai nước. Do vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối hai nền kinh tế, mà một trong những trọng tâm là kết nối doanh nghiệp.
Ở Trung Quốc nói điều bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Để làm được điều này, Chính phủ hai nước cần phải thúc đẩy hơn nữa: kết nối về thể chế; kết nối về hạ tầng chiến lược; kết nối về quản trị và chuyển giao công nghệ; kết nối về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; kết nối về vốn, tập trung vào các ngành nghề mới nổi; kết nối về thanh toán, nhất là hợp tác thanh toán bằng đồng bản tệ...
Đối với thu hút FDI từ Trung Quốc, nhất là nguồn vốn chất lượng cao trên tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”.
3 bảo đảm gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, ổn định, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác; Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; Bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách, t không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam.
Nâng cao năng lực quản trị, thể chế, bảo đảm “3 thông”: hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, quản trị thông minh.
“3 cùng” gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẽ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và tự hào.
Ông mong doanh nghiệp giúp hai nước nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị - xã hội tốt đẹp hiện nay.
Việt Nam sẽ cần 10.827 ha đất để làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Chuyển giao công nghệ đường sắt

Như Sputnik đã đưa tin, ngày 13/10, hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc bước vào hội đàm cấp cao, bàn nhiều vấn đề quan trọng cũng như chứng kiến lễ ký kết 10 văn bản hợp tác song phương.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hai Thủ tướng Phạm Minh Chính và Lý Cường đã chính thức tuyên bố vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) từ ngày 15/10/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy nhanh hoàn tất thủ tục để sớm mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh, thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại, tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam như hoa quả có múi, bưởi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tôm hùm bông nuôi trồng của Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ muốn phía Trung Quốc tạo điều kiện để Việt Nam thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu trong năm 2024 và thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên), Nam Kinh (Giang Tô) trong thời gian tới; nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu, thúc đẩy nâng cấp "kết nối mềm" về hải quan thông minh; tích cực phối hợp nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới để triển khai hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Về kết nối giao thông, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện về hợp tác đường sắt đã ký kết, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại.
Việt Nam đủ sức làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc cung cấp vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực để triển khai ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối các địa phương phía bắc Việt Nam với Trung Quốc, gồm: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Về hợp tác đầu tư, Thủ tướng đề nghị hai bên hợp tác triển khai các dự án mang tính biểu tượng cho quan hệ song phương, quy mô lớn, công nghệ cao trong các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu như năng lượng tái tạo, công nghiệp phụ trợ, ô tô điện, trung tâm tài chính quốc tế, khu thương mại tự do, đô thị thông minh, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác về tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch, môi trường, tăng cường chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước trên các sông xuyên biên giới; hợp tác quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn nước sông Mekong - Lan Thương; triển khai hiệu quả các suất học bổng dành cho du học sinh Việt Nam.
Việt Nam cũng mong muốn được tạo điều kiện để sớm thành lập Trung tâm Văn hóa tại Bắc Kinh; cùng xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Năm Giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025; thúc đẩy hợp tác du lịch phục hồi mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để các hãng hàng không của Việt Nam được gia hạn, cấp bổ sung giờ cất/hạ cánh tại các sân bay của Trung Quốc.
Thủ tướng Lý Cường khẳng định sẵn sàng cùng Việt Nam tăng cường nền tảng chính trị, đi sâu hợp tác, sẽ tiếp tục mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam. Ông đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy hợp tác về kinh tế - thương mại, đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, nông nghiệp, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, đào tạo dạy nghề, mở rộng hợp tác tài chính - tiền tệ.
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Việt Nam họp bàn những gì?
Về Biển Đông, hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm nhận thức chung cấp cao, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
“Hai bên nhất trí không có hành động làm phức tạp tình hình, cùng duy trì ổn định trên biển, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm và hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển”, theo thông cáo sau hội đàm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá ngư dân phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tin cậy chính trị và tổn thương tình cảm, lòng tin của nhân dân hai nước.
Thảo luận