https://kevesko.vn/20241010/co-dang-lo-ve-kenh-dao-phu-nam-techo-cua-campuchia-32311403.html
Có đáng lo về kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia?
Có đáng lo về kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia?
Sputnik Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang giải pháp để đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng... 10.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-10T16:57+0700
2024-10-10T16:57+0700
2024-10-10T16:57+0700
campuchia
việt nam
năng lượng
xây dựng
kinh tế
kinh doanh
bộ nông nghiệp việt nam
sông cửu long
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/07/30192176_132:0:719:330_1920x0_80_0_0_b101ed7f63492724b589729adb1a6165.jpg
Kênh Phù Nam Techo dài khoảng 180km (chỉ kém kênh đào Suez hơn 10km), kéo nối từ Phnom Penh đến tỉnh ven biển Kep của Campuchia. Theo thiết kế, kênh có chiều rộng 100m ở thượng nguồn, 80m ở hạ nguồn, sâu 5,4m.Kiến nghị của cử triTrong kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cử tri Tiền Giang kiến nghị tiếp tục có nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, khi Campuchia khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techo.Như đã đưa tin, hôm 5/8 Campuchia đã chính thức khởi động dự án kênh đào trị giá 1,7 tỷ USD nhằm mục đích mở một tuyến đường mới từ sông Mekong ra biển. Chính quyền Manet nhiều lần khẳng định “phải xây được kênh đào này bằng mọi giá”.Dự án do liên doanh giữa Cảng tự trị Sihanoukville, Cảng tự trị Phnom Penh và một công ty tư nhân nắm 51% cùng các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành theo hợp đồng BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao).Kênh đào Techo là dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn gần đây nhất gần đây ở ASEAN và được xem là một phần trong tham vọng của Campuchia vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế và hậu cần quan trọng ở Đông Nam Á.Thực tế, hiện nay, Campuchia có kết nối đường thủy với các cảng của Việt Nam qua sông Mekong, hàng may mặc xuất khẩu thường được vận chuyển bằng sà lan có động cơ từ cảng Phnom Penh đến các cảng xung quanh TPHCM (như cảng Cát Lái và cảng Cái Mép).Kênh Phù Nam Techo sẽ là tuyến nối còn thiếu giữa Phnom Penh và cảng Sihanoukville, giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng giữa hai cảng ở Phnom Penh và Sihanoukville, đồng thời giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào các cảng ở quốc gia lân cận như với Việt Nam.Theo nhiều số liệu thống kê, với kênh đào này, Campuchia sẽ cắt giảm 70% lượng tàu chở hàng qua Việt Nam và dự kiến sẽ thu được 88 triệu USD hàng năm từ vận tải vào năm 2050.Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại, kênh đào Phù Nam Techo dường như không chỉ đơn giản là công trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn có thể tác động đến quốc phòng, an ninh khu vực.Điều này là có cơ sở bởi kênh Phù Nam Techo dược xây dựng để phục vụ cảng biển nước sâu của Kampot và đặc khu kinh tế.Về phía bờ biển từ Kampot, kênh đào mới sẽ cho phép tiếp cận dễ dàng với Đặc khu kinh tế Sihanoukville, nơi nhận được khoản đầu tư đáng kể từ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, và cảng Sihanoukville, nơi xử lý phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia. Chưa kể, tiếp đó là căn cứ hải quân Ream cũng đang do phía Trung Quốc tài trợ nâng cấp.Mặt khác, rất quan trọng, nhiều quan điểm lo lắng về dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia có thể gây ra các vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến nghề cá và nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bởi người dân ở đây từ bao đời này qua đời khác đều phụ thuộc hoàn toàn vào trồng lúa và nguồn cá của dòng sông.Cũng có nghiên cứu thể hiện, dự án kênh đào Phù Nam Techo cũng có thể gây ra tác động hơn nữa cho cộng đồng dân cư ở hạ lưu vốn đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, bởi kênh đào sẽ cần hơn 80 triệu m3 nước cho hoạt động, từ đó sẽ góp phần làm cạn kiệt mực nước của sông Tiền và sông Hậu.Chủ động nghiên cứu tác động của dự án đối với ĐBSCLTrả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, liên quan đến dự án giao thông thủy kênh đào Phù Nam Techo, Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo đánh giá tổng thể các tác động của dự án.Bản thân Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chủ động giao cho các đơn vị nghiên cứu của bộ đánh giá các tác động do dự án gây ra liên quan đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Tuy nhiên, Bộ cho biết, do số liệu, tài liệu về dự án hết sức sơ bộ, hạn chế, không có số liệu về khai thác vận hành nên kết quả của các đơn vị nghiên cứu mới là những kết quả bước đầu, mang tính định hướng và ngắn hạn.Trong đó, đã cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là an ninh nguồn nước nội sinh, nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của việc gia tăng sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai xây dựng Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long sau khi có Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 847-2023, trong đó có xét đến tác động của Dự án giao thông thủy kênh đào Phù Nam Techo.Bộ đồng thời chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể phòng, chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2024.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, Bộ cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thu thập đầy đủ số liệu của Dự án để đánh giá kỹ hơn, đầy đủ hơn các tác động liên quan đến các lĩnh vực bộ phụ trách và đề xuất các giải pháp, biện pháp hữu hiệu, dài hạn.Các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, triển khai, thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại kết luận số 36-2022 của Bộ Chính trị và quyết định số 1595-2022 của Thủ tướng để góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước ngọt cho tỉnh và khu vực.
https://kevesko.vn/20240507/campuchia-khong-lo-la-trach-nhiem-chia-se-thong-tin-ve-du-an-phu-nam-techo-cho-viet-nam-29649340.html
https://kevesko.vn/20241010/tim-giai-phap-tang-cuong-hop-tac-va-day-manh-quan-he-giua-viet-nam-lao-campuchia-32299066.html
https://kevesko.vn/20241009/32279358.html
https://kevesko.vn/20240423/du-an-kenh-dao-funan-techo-chuyen-gia-viet-nam-lo-ngai-han-man--29423325.html
campuchia
sông cửu long
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/07/30192176_241:0:681:330_1920x0_80_0_0_c51cfe2b3918956d4ec0ab3370988558.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
campuchia, việt nam, năng lượng, xây dựng, kinh tế, kinh doanh, bộ nông nghiệp việt nam, sông cửu long
campuchia, việt nam, năng lượng, xây dựng, kinh tế, kinh doanh, bộ nông nghiệp việt nam, sông cửu long
Có đáng lo về kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang giải pháp để đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi Campuchia khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techo.
Kênh Phù Nam Techo dài khoảng 180km (chỉ kém kênh đào Suez hơn 10km), kéo nối từ Phnom Penh đến tỉnh ven biển Kep của Campuchia. Theo thiết kế, kênh có chiều rộng 100m ở thượng nguồn, 80m ở hạ nguồn, sâu 5,4m.
Trong kiến nghị gửi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cử tri Tiền Giang kiến nghị tiếp tục có nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, khi Campuchia khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techo.
Như đã đưa tin, hôm 5/8 Campuchia đã chính thức khởi động dự án kênh đào trị giá 1,7 tỷ USD nhằm mục đích mở một tuyến đường mới từ sông Mekong ra biển. Chính quyền Manet nhiều lần khẳng định “phải xây được kênh đào này bằng mọi giá”.
Dự án do liên doanh giữa Cảng tự trị Sihanoukville, Cảng tự trị Phnom Penh và một công ty tư nhân nắm 51% cùng các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành theo hợp đồng BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao).
Kênh đào Techo là dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn gần đây nhất gần đây ở ASEAN và được xem là một phần trong tham vọng của Campuchia vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế và hậu cần quan trọng ở Đông Nam Á.
Thực tế, hiện nay, Campuchia có kết nối đường thủy với các cảng của Việt Nam qua sông Mekong, hàng may mặc xuất khẩu thường được vận chuyển bằng sà lan có động cơ từ cảng Phnom Penh đến các cảng xung quanh TPHCM (như cảng Cát Lái và cảng Cái Mép).
Kênh Phù Nam Techo sẽ là tuyến nối còn thiếu giữa Phnom Penh và cảng Sihanoukville, giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng giữa hai cảng ở Phnom Penh và Sihanoukville, đồng thời giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào các cảng ở quốc gia lân cận như với Việt Nam.
Theo nhiều số liệu thống kê, với kênh đào này,
Campuchia sẽ cắt giảm 70% lượng tàu chở hàng qua Việt Nam và dự kiến sẽ thu được 88 triệu USD hàng năm từ vận tải vào năm 2050.
Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại, kênh đào Phù Nam Techo dường như không chỉ đơn giản là công trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn có thể tác động đến quốc phòng, an ninh khu vực.
Điều này là có cơ sở bởi kênh Phù Nam Techo dược xây dựng để phục vụ cảng biển nước sâu của Kampot và đặc khu kinh tế.
Về phía bờ biển từ Kampot, kênh đào mới sẽ cho phép tiếp cận dễ dàng với Đặc khu kinh tế Sihanoukville, nơi nhận được khoản đầu tư đáng kể từ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, và cảng Sihanoukville, nơi xử lý phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia. Chưa kể, tiếp đó là căn cứ hải quân Ream cũng đang do phía Trung Quốc tài trợ nâng cấp.
10 Tháng Mười 2024, 11:44
Mặt khác, rất quan trọng, nhiều quan điểm lo lắng về dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia có thể gây ra các vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến nghề cá và nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bởi người dân ở đây từ bao đời này qua đời khác đều phụ thuộc hoàn toàn vào trồng lúa và nguồn cá của dòng sông.
Cũng có nghiên cứu thể hiện, dự án kênh đào Phù Nam Techo cũng có thể gây ra tác động hơn nữa cho cộng đồng dân cư ở hạ lưu vốn đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, bởi kênh đào sẽ cần hơn 80 triệu m3 nước cho hoạt động, từ đó sẽ góp phần làm cạn kiệt mực nước của sông Tiền và sông Hậu.
Chủ động nghiên cứu tác động của dự án đối với ĐBSCL
Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, liên quan đến dự án giao thông thủy kênh đào Phù Nam Techo, Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo đánh giá tổng thể các tác động của dự án.
Bản thân Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chủ động giao cho các đơn vị nghiên cứu của bộ đánh giá các tác động do dự án gây ra liên quan đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của bà con vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
Tuy nhiên, Bộ cho biết, do số liệu, tài liệu về dự án hết sức sơ bộ, hạn chế, không có số liệu về khai thác vận hành nên kết quả của các đơn vị nghiên cứu mới là những kết quả bước đầu, mang tính định hướng và ngắn hạn.
“Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện kết luận số 36-2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quyết định số 1595-2022 của Thủ tướng ban hành Kế hoạch hành động thực hiện kết luận số 36-2022 của Bộ Chính trị”, Bộ trả lời cử tri cho biết.
Trong đó, đã cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là an ninh nguồn nước nội sinh, nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của việc gia tăng sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai xây dựng Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long sau khi có Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 847-2023, trong đó có xét đến tác động của Dự án giao thông thủy kênh đào Phù Nam Techo.
Bộ đồng thời chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể phòng, chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2024.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, Bộ cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thu thập đầy đủ số liệu của Dự án để đánh giá kỹ hơn, đầy đủ hơn các tác động liên quan đến các lĩnh vực bộ phụ trách và đề xuất các giải pháp, biện pháp hữu hiệu, dài hạn.
Các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, triển khai, thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại kết luận số 36-2022 của Bộ Chính trị và quyết định số 1595-2022 của Thủ tướng để góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước ngọt cho tỉnh và khu vực.