Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản về đường sắt cao tốc

Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi cho biết, Nhật Bản đang chờ kết quả thảo luận chủ trương sắp tới ở Quốc hội để cân nhắc tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.
Sputnik
Nhật Bản là đối tác cho vay ODA lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, đất nước mặt trời mọc đã viện trợ hơn 2.760 tỷ yen ODA vốn vay. Vốn vay ưu đãi của Nhật Bản chiếm hơn 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam.

Nhật Bản xem xét tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam của Việt Nam

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Họp báo giữa kỳ tài khóa 2024.
Cuộc họp chủ yếu là để tổng kết các kết quả hoạt động các dự án ODA của Nhật Bản trong nửa đầu tài khóa và kế hoạch cho nửa cuối tài khóa.
Thống kê cho thấy, từ tháng 10/2023-9/2024, hợp tác vốn vay ODA có 2 dự án đã hoàn thành, 23 dự án đang triển khai; Số vốn cam kết: 102,207 tỷ Yên (khoảng 678 triệu USD).
Hợp tác kỹ thuật có 5 dự án đã hoàn thành, 33 dự án đang triển khai có tổng chi phí: 5,219 tỷ Yên (khoảng 35 triệu USD). Số lượng người tham gia đào tạo tại Nhật Bản là 569. Số lượng chuyên gia được cử đến Việt Nam là 636
Việt Nam: Làm rõ việc chi hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Nhật viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 1 dự án đã hoàn thành, 4 dự án đang triển khai với số vốn cam kết 1,133 tỷ Yên (khoảng 7,5 triệu USD)
Chương trình do các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản đề xuất 12 dự án đã hoàn thành, 36 dự án đang triển khai (trong đó có 8 dự án mới).
Chương trình Đối tác phát triển, có 2 dự án đã hoàn thành, 30 dự án đang triển khai (trong đó có 3 dự án mới). Chương trình cử tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản có 17 tình nguyện viên kết thúc nhiệm kỳ về nước, 23 tình nguyện viên mới được phái cử. Hiện có 45 tình nguyện viên đang hoạt động.

“Những chương trình và dự án kể trên đã kịp thời hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đóng góp cả về hạ tầng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn”, đại diện JICA nói.

Về đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Sugano Yuichi cho biết, Nhật Bản đã có nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải về dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam.
Như đã biết, Việt Nam hiện đang có kế hoạch đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tốc độ thiết kế 350 km/h, đi qua 20 tỉnh, thành với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Tổng mức đầu tư dự án là 67,3 tỷ USD.
“Chúng tôi đang chờ đợi kết quả cuộc thảo luận sắp tới tại Quốc hội để có những bước đi tiếp theo”, ông Yuichi cho hay.
Việt Nam sẽ cần 10.827 ha đất để làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến sẽ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Trong khi đó, tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu sẽ vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.
"Việt Nam có nhiều lựa chọn, có thể phát triển đường sắt tốc độ cao vận chuyển hàng khách, còn hàng hóa tận dụng tuyến đường hiện hữu. Điều này phụ thuộc vào định hướng từ Chính phủ, lợi ích kinh tế cũng như mục tiêu trung hòa CO2, hướng tới Net Zero", ông Sugano Yuichi cho biết.
Lãnh đạo JICA gợi ý Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Nhật Bản. Cụ thể, trước khi nước này có tuyến đường sắt cao tốc thương mại đầu tiên trên thế giới là Shinkansen, đường sắt truyền thống đã trải dài khắp lãnh thổ đất nước để vận chuyển hàng hóa. Đường bộ phát triển kéo theo chuỗi logistics chuyển qua kênh này để rút ngắn thời gian.
Hiện nay, dù đã có đường sắt cao tốc, Nhật Bản vẫn phối hợp nhiều phương thức vận chuyển tùy mục đích. Nếu hàng hóa cần vận chuyển nhanh thì bằng đường bộ, còn khối lượng lớn có thể chọn đường sắt hoặc đường biển.

Nhật Bản là đối tác cho vay ODA lớn nhất của Việt Nam

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 11/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Nhật cấp khoản vay ODA mới cho dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị tại Việt Nam.
Ông Sugano Yuichi cho hay, trong 1 năm (từ 4/2023 đến 3/2024), JICA đã ký khoản vốn vay 102,2 tỷ yen (tương đương 678 triệu USD) cho Việt Nam. Số tiền này chưa bao gồm tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân, và là mức cao nhất trong vòng 6 năm qua.
Việt Nam đủ sức làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Vốn ODA Nhật Bản tới đây sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, dòng vốn này sẽ tập trung vào các dự án về tăng trưởng chất lượng cao.
Hiện JICA đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với quy mô lớn nhất tại Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian tới. Ngoài ra, dự án tuyến Metro số 1 TP.HCM cũng đang gấp rút hoàn thiện, chạy thử để sớm đưa vào khai thác.
Vốn ưu đãi Nhật Bản cũng hỗ trợ cho đối tượng dễ bị tổn thương. JICA đang triển khai dự án hợp tác kỹ thuật liên quan đến các biện pháp ứng phó với sạt lở đất ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi.
Cuối cùng, JICA sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực, thông qua các dự án hợp tác với Trường Đại học Việt – Nhật.
Tổ chức này cũng phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) biên soạn sách chuyên khảo cho sinh viên, mang đến cái nhìn tổng quan về lịch sử quan hệ hai nước.
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Việt Nam họp bàn những gì?
Nhật Bản hiện là đối tác cho vay ODA lớn nhất của Việt Nam. Kể từ năm 1992 đến nay, đất nước mặt trời mọc đã viện trợ hơn 2.760 tỷ yen ODA vốn vay (bình quân mỗi năm khoảng 90 tỷ yen). Vốn vay ưu đãi của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam.
JICA là cơ quan thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua 3 hình thức hợp tác, bao gồm kỹ thuật, vốn vay và viện trợ không hoàn lại. Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình "Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân" của JICA, chỉ sau Brazil.
Thảo luận