Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam 350 km/h “thẳng nhất có thể”

© Ảnh : TTXVN - Trương Thị DiệpPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2024
Đăng ký
Việt Nam hướng đến việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể", với yêu cầu trên tinh thần "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu".
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc lựa chọn kỹ lưỡng công nghệ, mô hình quản lý, vận hành tiến tới xây dựng ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn chỉnh và tự chủ cho Việt Nam.

Sớm ưu tiên đầu tư đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Sáng 25/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc làm việc về tình hình triển khai dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Việt Nam, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.
Hiện tại, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10.2024.
Thông tin báo cáo tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết mục tiêu Việt Nam đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2024
Đèo Cả muốn bắt tay với ông lớn Trung Quốc làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Đối với mục tiêu cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.
Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại Hà Nội là Tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội).
Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TP.HCM).
Cũng theo kế hoạch hiện nay, dự án dự kiến đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả khi đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2024
Hoà Phát muốn tham gia siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 70 tỷ USD
Đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.

“Ngắn nhất có thể”

Tại cuộc họp, các đại biểu nêu quan điểm cho rằng việc đầu tư một dự án lớn như đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam cần "thắt lưng, buộc bụng" để tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển.
Các đại biểu cũng thảo luận, làm làm rõ một số nhóm cơ chế, chính sách đặc thù trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới, như: Phạm vi đầu tư dự án; hiệu quả đầu tư đối với ngành đường sắt và cả nền kinh tế; hình thức đầu tư, giải pháp huy động vốn…
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT tiếp thu, quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như các ý kiến đóng góp tâm huyết của bộ, ngành, chuyên gia và nhân dân.
Bộ GTVT cần tiếp tục cập nhật, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội, tập trung vào những vấn đề có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc Vương Hải Hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2024
Tập đoàn giao thông Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Phó Thủ tướng lưu ý ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là Hà Nội đến điểm cuối tại TP.HCM, cũng cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ GTVT phải phân tích ưu điểm, lợi ích đầu tư toàn tuyến sẽ kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác so với đầu tư trước một số đoạn tuyến.
Bộ cũng cần đánh giá hiệu quả của đường sắt tốc độ cao chuyên vận chuyển hành khách (hoặc kết hợp vận tải hàng hóa khi cần thiết) đối với cả nền kinh tế chứ không giới hạn trong ngành đường sắt.
Ngoài ra, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể", "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu".

Tận dụng trái phiếu, OAD, nguồn lực tư nhân

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm trong trường hợp coi toàn tuyến là một dự án hay có nhiều dự án thành phần.
Cùng với đó, đề nghị Bộ GTVT đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công.
Bộ GTVT cần kiến nghị giải pháp tăng cường phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho địa phương về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ga…
Trung ương thống nhất quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều hành….
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu "phân công nhiệm vụ" cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài, từ quỹ đất hai bên tuyến đường sắt để giảm bớt chi phí, nguồn lực của nhà nước.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?
Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh, cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho đường sắt đô thị ở TP Hà Nội, TP.HCM cần được xem xét áp dụng cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua.
“Trong dự án phải có cơ chế cho địa phương, doanh nghiệp tư nhân”, - Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa… và các ngành công nghiệp khác phục vụ quốc kế, dân sinh.
VNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Điểm yếu khiến Việt Nam phân vân kịch bản làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Bộ GD&ĐT được yêu cầu chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và triển khai trước một bước công tác đào tạo nguồn nhân lực, để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ, tự chủ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, chế tạo trang thiết bị, vận hành, quản lý… trong ngành đường sắt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала