Việt Nam: Làm rõ việc chi hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

© Ảnh : Bộ GTVTVNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam
VNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2024
Đăng ký
Hội đồng thẩm định Nhà nướс yêu cầu làm rõ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Bộ Giao thông Vận tải cần rà soát lại đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, không tô hồng bức tranh tài chính.

Công trình có ảnh hưởng cả trăm năm

Hội đồng thẩm định Nhà nước đã tiến hành phiên họp thứ hai để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam vào kỳ họp thứ 8 vào cuối tháng 10 này. Do đó, quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án cần được hoàn tất trước ngày 19/10.
Nhấn mạnh đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam là công trình hạ tầng giao thông đặc biệt quan trọng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước lưu ý, dự án có tác động tới cả trăm năm.
“Chính vì vậy, việc thẩm định phải triển khai thật kỹ lưỡng, thể hiện được tâm, tầm và trí tuệ để có thể kiến nghị, đề xuất các ý kiến chất lượng đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lên cấp có thẩm quyền", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
UBTV Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2024
Việt Nam sẽ cần 10.827 ha đất để làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Quá trình thẩm định, cho ý kiến cần bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Thường trực Chính phủ.
Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam với phương án đầu tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công, tốc độ 350 km/h, vận chuyển hành khách là chính, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể chở hàng hóa khi cần thiết.
Việc đầu tư dự án với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn chiến lược.
Bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây, các cảng biển, sân bay của đất nước và kết nối với các nước trong khu vực, trước mắt là Trung Quốc, Lào, Campuchia và Đông Nam Á.
Về hướng tuyến – theo Bộ trưởng - phải bám sát các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Ông nhắc lại: “Cụ thể ở đây là hướng tuyến phải thẳng nhất có thể, nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác, tạo ra không gian phát triển mới, tiết kiệm chi phí”.
Ngoài ra, đối với các ga phải tính toán, xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới.

Làm rõ phương án đầu tư

Để bảo đảm tiến độ, chất lượng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu kỹ cần lưu ý làm rõ phương án đầu tư và hiệu quả của Dự án.
Trong đó, về phương án đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cần làm rõ các thông số về quy mô đầu tư các hạng mục dự án trên cơ sở phân tích, đánh giá sự tuân thủ khung tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án, thực tiễn các dự án tương đồng trên thế giới và phù hợp với hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.
Về hiệu quả của dự án, Bộ Giao thông vận tải cần rà soát lại nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính của dự án cho phù hợp (đặc biệt là số liệu tính toán hiệu quả tài chính).
Về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, Bộ Giao thông vận tải thuyết minh làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn cho dự án bảo đảm khả thi và đúng quy định pháp luật.
Về cơ chế chính sách đặc biệt: rà soát tổng thể các nhóm cơ chế chính sách đặc biệt nêu trong hồ sơ, tài liệu dự án; rà soát kỹ lưỡng, làm rõ các cơ chế, chính sách thật sự cần thiết đối với dự án để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm hiệu lực pháp lý và tính khả thi thực hiện.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Việt Nam đủ sức làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Làm rõ các đề xuất cơ chế chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ; tìm kiến vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có chi phí thấp.
Nghiên cứu, xem xét các đề xuất của Thành viên Hội đồng, trong đó có đề xuất cơ chế, chính sách đặc biệt cho phép trong bước tiếp theo điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan....
Trên cơ sở các định hướng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, tư vấn lập dự án phối hợp chặt chẽ với tư vấn thẩm tra, tổ chuyên gia thẩm định liên ngành tập trung làm rõ, giải trình cụ thể, có sức thuyết phục cao đối với một số vấn đề quan trọng của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.
Trong đó cần làm rõ các nội dung như: dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ; lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng; tổng mức đầu tư; phương án huy động vốn; các cơ chế chính sách đặc thù…Đặc biệt, phải tính đúng, tính đủ chi phí xây dựng.
“Không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn vận hành khai thác để có cơ chế xử lý hiệu quả dù đây là dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng rất cao”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn.

Có thay đổi

Được biết, ngày 4/10/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Nhà nước) nhận được hồ sơ Dự án (theo phương thức đầu tư công) gửi kèm theo Tờ trình số 10625/TTr-BGTVT ngày 2/10/2024 của Bộ Giao thông vận tải; trong đó, hồ sơ Dự án sau hoàn chỉnh thay đổi cơ bản so với nội dung trình trước đây đã được Hội đồng Thẩm định Nhà nước và Tư vấn thẩm tra cho ý kiến
Cụ thể, kết quả dự báo nhu cầu vận tải (tăng nhu cầu vận tải hành khách); phương thức vận tải (chuyển từ vận tải hành khách sang vừa vận tải hành khách vừa chở hàng hóa); tải trọng trục (nâng từ 17 tấn/trục thành 22,5 tấn/trục); tổng mức đầu tư (nâng từ 58 tỷ USD thành 67,34 tỷ USD); thay đổi mô hình quản lý vận hành khai thác; phương thức đầu tư (chuyển từ đầu tư theo phương thức PPP sang đầu tư công); tiến độ đầu tư (giảm 10 năm); bổ sung các cơ chế đặc biệt…
Theo Tờ trình số 10625, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng chiều dài khoảng 1.541 km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi tại Hà Nội và kết thúc tại ga Thủ Thiêm ở TP.HCM.
Thường trực Chính phủ họp về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2024
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Việt Nam họp bàn những gì?
Dự án này sẽ xây dựng một tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm với tốc độ thiết kế lên đến 350 km/h và tải trọng 22,5 tấn/trục.
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, và TP.HCM.
Tổng cộng sẽ có 23 ga khách và 5 ga hàng, với khả năng vận chuyển hành khách là chính nhưng cũng có thể chuyển đổi sang vận tải hàng hóa khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu quốc phòng và an ninh.
Như đã báo cáo trước đó, dự án cần sử dụng khoảng 10.827 ha đất và tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính khoảng 1.713.594 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).
Nguồn vốn đầu tư dự kiến đến từ ngân sách trung ương, sự đóng góp từ các địa phương, cùng với vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc. Trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành, các doanh nghiệp cũng sẽ được kêu gọi tham gia đầu tư vào các khu dịch vụ và thương mại tại các ga.
Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trong giai đoạn 2025-2026, khởi công vào cuối năm 2027 và hoàn thành toàn bộ tuyến đường vào năm 2035.
Đối với siêu dự án này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc lại, mặc dù tiến độ thực hiện rất gấp, chất lượng thẩm định vẫn phải được đảm bảo, không thể bỏ qua các yêu cầu về chất lượng chỉ vì áp lực thời gian.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2024
Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam 350 km/h “thẳng nhất có thể”
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала