“Hiện giờ tình hình đã thay đổi, và tôi cho rằng đã đến lúc các bên thành viên tham gia cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) cũng như ở phạm vi rộng hơn là khoa học và giáo dục cộng đồng, cần phải suy nghĩ để hình thành quan điểm thực sự toàn diện, nhất quán, ít nhất là về một số vấn đề khí hậu, để có thể lên tiếng trước phương Tây", ông Kononuchenko nói khi phát biểu trong khuôn khổ Đại hội Khoa học và Giáo dục của BRICS về biến đổi khí hậu, khởi động ở Sirius.
Ông giải thích tầm quan trọng của quan điểm trên, bởi cũng có tác động đến mô hình kinh tế-xã hội của nhân loại. Theo lời Đại sứ, quyết định như vậy có thể nảy sinh trái ngược với các xu thế phương Tây, cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn tính thời sự.
Đồng thời, ông Kononuchenko nhấn mạnh rằng điều quan trọng là không phải tạo ra quan điểm chống phương Tây mà là lập trường của chính mình - “không phải của phương Tây”. “Đã đến lúc phải suy nghĩ về tư duy khoa học, trong đó bao gồm cả trên nền tảng BRICS”, ông kết luận.
Đại hội khoa học-giáo dục của BRICS về vấn đề biến đổi khí hậu đã khai mạc tại Sirius. Trong vòng hai ngày, các chuyên viên và chính trị gia sẽ thảo luận những nội dung gắn với biến đổi khí hậu và sinh thái-môi trường.