Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học Nga nối kết não chuột với trí tuệ nhân tạo

Các nhà khoa học Nga là những người đầu tiên trên thế giới kết nối não chuột với trí tuệ nhân tạo (AI), và trí tuệ nhân tạo gợi ý câu trả lời đúng đắn cho bất kỳ câu hỏi nào, các chuyên gia của Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học Neiry nói với Sputnik.
Sputnik

“Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học Neiry của Nga, cùng với các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva đã trình bày những kết quả đầu tiên của một thí nghiệm độc đáo - lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học và nhà phát triển đã nối kết não chuột với trí tuệ nhân tạo (AI). Chuột thí nghiệm có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào bằng cách sử dụng bàn phím”, các chuyên gia của Phòng thí nghiệm Neiry cho biết.

Các nhà khoa học Nga phát triển cảm biến nano để chẩn đoán ung thư và bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học đã kết nối não của con chuột thí nghiệm Pythia với giao diện thần kinh - thiết bị này hoạt động song song với AI, giúp gợi ý câu trả lời đúng đắn bằng cách kích thích não bằng điện. Các điện cực của giao diện thần kinh có thể kích thích các vùng đặc biệt trong não chuột. Con chuột trải nghiệm cảm xúc nhất định ở một vùng não nhất định khi phải trả lời “có”, và ở một vùng não khác - khi phải câu trả lời “không”. Mỗi khi có câu trả lời đúng, đối tượng được tặng một phần thưởng.
Chuột thí nghiệm Pythia đã trả lời chính xác hàng trăm câu hỏi khoa học - về chuẩn tinh, bao myelin, ngôn ngữ Python và ngày sinh của Albert Einstein. Các nhà khoa học lưu ý rằng, trong tương lai gần, bất kỳ người nào được cấy ghép giao diện thần kinh đều có thể làm được điều tương tự. Dự án phát triển các giao diện thần kinh xâm lấn trong Phòng thí nghiệm có tên là “Trực giác AI”. Trong tương lai gần, các nhà phát triển dự định tạo ra một sản phẩm tiêu dùng cho phép kết nối bộ não con người với kiến ​​thức của toàn nhân loại.

“Các chuyên gia của Phòng thí nghiệm Neiry đang phát triển các sản phẩm dựa trên công nghệ thần kinh dành cho những ngành khác nhau. Kết quả của cuộc thí nghiệm “Pythia” là một trong những giai đoạn của dự án “Trực giác AI”. Ví dụ: người dùng sẽ có thể phân biệt lời nói thật và nói dối trong bất kỳ tuyên bố nào hoặc hiểu bằng trực giác câu trả lời nào trong bài kiểm tra là đúng đắn. Tất cả điều này sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của con người. Vì toàn bộ quá trình tiến hóa của loài người đang hướng tới việc tăng cường hiệu quả, nên dự án của chúng tôi đang đưa con người chuyển sang bước tiếp theo, nơi AI sẽ là trợ lý symbiote trung thành và đáng tin cậy”, ông Alexander Panov, Giám đốc điều hành Neiry nhận xét.

Các nhà khoa học Nga tạo ra mạng lưới thần kinh sinh học với khả năng nghe tinh tế
Thảo luận