Tổng thống Brazil Lula da Silva mời Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dự G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva.
Sputnik
Sau thượng đỉnh G20, nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Lula da Silva mời Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dự G20

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều ngày 14-11 cho hay, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil) từ ngày 16 đến 19-11.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam sau đó thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21-11.
Chuyến đi diễn ra theo lời mời của Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, ông Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Dominica Luis Abinader và Phu nhân.
Tổng thống Brazil Lula da Silva bày tỏ khâm phục Việt Nam
Cần nhấn mạnh rằng, đây đã là lần thứ năm lãnh đạo Việt Nam được mời tham dự Thượng đỉnh G20 – nhóm 20 các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dù chưa phải thành viên nhưng việc liên tục được mời tham dự Thượng đỉnh G20 cho thấy vai trò và tiếng nói Việt Nam ngày càng được coi trọng trên trường quốc tế.
Việt Nam và Brazil chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 8/5/1989 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện vào tháng 5/2007.
Trong 35 năm qua, quan hệ Việt Nam - Brazil đã và đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng thực chất và hiệu quả, quan hệ chính trị ngày càng gắn bó, tin cậy, trong khi quan hệ kinh tế thương mại ngày càng gia tăng.
Hồi tháng 4, trong chuyến thăm Hà Nội, Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira đã chuyển lời mời tham dự G20 của Tổng thống Lula da Silva đến Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thời điểm đó, ông Mauro Vieira cũng cho biết trong quá trình chuẩn bị cho Thượng đỉnh G20, phía Brazil rất mong muốn Việt Nam cùng phối hợp, trao đổi và xây dựng nội dung góp phần tạo thành công cho sự kiện quan trọng này.
Thời điểm đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã vui vẻ nhận lời đồng thời cho biết Việt Nam đánh giá cao những chủ đề cho Hội nghị mà Brazil đề xuất và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị G20 và đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để trao đổi, thu xếp và chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến thăm và các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại Brazil tại Hội nghị G20 tháng 11 này.
Việt Nam tham dự Thượng đỉnh G20 lần đầu vào năm 2010 khi đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Việt Nam nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn bông từ Brazil
Đếm 2017, với tư cách là nước chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), lãnh đạo Việt Nam cũng được mời tham dự Thượng đỉnh G20 tại Đức.
Liên tục 2 năm 2019 và 2020, lãnh đạo Việt Nam cũng tham dự Thượng đỉnh G20 theo lời mời của Nhật Bản và Saudi Arabia (theo hình thức trực tuyến do COVID-19).
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay lấy chủ đề xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững là sợi chỉ xuyên suốt. Brazil chọn 3 chủ đề để thảo luận tại hội nghị gồm thúc đẩy bao trùm xã hội và chống đói nghèo, cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững.
Được biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với thông điệp quan trọng gửi đến các nước.

Vun đắp quan hệ với Dominica

Sau Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ công du Cộng hoà Dominica, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam đến Dominica kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (7/7/2005).
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trước đi đâu cũng khó khăn, nhưng giờ đi đâu cũng được kính trọng
Quan hệ Việt Nam và Dominica có nền móng vững chắc được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Tổng thống Juan Bosch xây dựng. Hai bên còn rất nhiều dư địa hợp tác dựa trên trong nhiều lĩnh vực như dầu khí, năng lượng (PVN) công nghệ thông tin và bán dẫn (với Viettel/FPT), viễn thông (Viettel), xây dựng (Viglacera), xe điện (với VinFast), văn hoá, du lịch….
Thảo luận