Biển Đông

Không phải ai cũng thích văn kiện hợp tác ở Biển Đông mà Indonesia và Trung Quốc vừa ký kết

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước mới đây của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tới Trung Quốc đã ký kết cả loạt văn kiện, nhưng một trong số này đã vấp phải sự chỉ trích của các chuyên gia ở Đông Nam Á, quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét trong bài viết mới.
Sputnik

Chuyến thăm thành công của Tổng thống Indonesia tới Trung Quốc

Không ngẫu nhiên mà tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã chọn Trung Quốc là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông nhậm chức. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia trong 11 chặng dài năm qua. Ngoài ra, trong số các nước thành viên ASEAN thì Indonesia chiếm vị trí thứ hai về tầm cỡ đầu tư của Trung Quốc.
Kết quả của chuyến thăm này, hợp tác giữa hai nước được tiếp thêm xung lực mới, củng cố sự tin cậy giữa lãnh đạo hai nước. Phía Indonesia thực tế đã chấp nhận công thức “xây dựng tương lai vận mệnh chung của nhân loại” do ông Tập Cận Bình khởi xướng.
Biển Đông
Trung Quốc kêu gọi Philippines ngăn chặn tình hình trở nên phức tạp ở Biển Đông
Trong quá trình chuyến thăm đã ký kết hàng loạt văn kiện, cơ bản là về kinh tế, trị giá hơn 10 tỷ USD. Trong số đó có Bản ghi nhớ về Hiểu biết lẫn nhau (MOU), liên quan đến kế hoạch phát triển chung các vùng lãnh thổ trên biển. Như nêu trong tài liệu, những kế hoạch này cần được thực hiện ở khu vực có sự chồng chéo yêu sách của hai quốc gia.
Công thức như vậy đã khơi lên sự chỉ trích từ hàng loạt chuyên gia ở Indonesia và Philippines, những người cho rằng nhà lãnh đạo Indonesia không nên thừa nhận rằng Bắc Kinh có thể nêu bất kỳ yêu sách hợp pháp nào ở vùng biển trên. Họ nói rằng toàn bộ vùng biển này là của Indonesia và không thể có tranh chấp ở đây. Cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio thậm chí còn gọi một phần của Bản ghi nhớ là “sai lầm lớn”.

Quan hệ đối tác không phải là trở ngại cho chủ quyền

Tổng thống Prabowo Subianto đích thân phản bác những lời chỉ trích. Vài ngày sau chuyến thăm, chính trị gia giải thích trong hình thức gián tiếp rằng ông không định phản bội quyền chủ quyền của nhân dân Indonesia. Đồng thời, như ông nhấn mạnh, ông cho rằng “hợp tác tốt hơn xung đột”.
“Chúng tôi tôn trọng mọi cường quốc nhưng chúng tôi sẽ luôn bảo vệ chủ quyền của mình. Tôi luôn muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác”, - ông tuyên bố trong cuộc gặp các nhà báo.
Biển Đông
Việt Nam và Philippines: Những vấn đề mới mà không mới ở Biển Đông
Tân tổng thống Indonesia có lập trường hoàn toàn hợp lý về cuộc tranh chấp nhiều năm trên vùng biển Biển Đông. Ông muốn chọn hợp tác kinh tế cùng có lợi hơn là đối đầu thiếu suy nghĩ, vốn chỉ tiêu tốn sức mạnh và tài nguyên của bất kỳ quốc gia. Nhân đây cần nói luôn, Bản ghi nhớ về Hiểu biết lần nhau được ký tại Bắc Kinh không phải là văn kiện đầu tiên liên quan đến hợp tác song phương ở Biển Đông. Tháng 11 năm 2018, Philippines đã ký Biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về cùng chung khai thác các mỏ dầu và khí đốt. Một số văn kiện về cùng chung khai thác tài nguyên Biển Đông đã được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như đã rõ, hai nước này đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản tại vịnh Bắc Bộ. Hình thức hợp tác như vậy không vi phạm hay gây phương hại cho chủ quyền của bất kỳ nước nào.
Còn Tổng thống Indonesia đang chịu sự chỉ trích phản đối của những người không mong muốn một cuộc sống bình yên, ổn định và hòa bình dành cho khu vực Đông Nam Á.
Thảo luận