Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam và Philippines: Những vấn đề mới mà không mới ở Biển Đông

© Ảnh : Department of National Defense - PhilippinesBộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Gilberto Teodoro ký Ý định thư tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác quân y
Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Gilberto Teodoro ký Ý định thư tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác quân y - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2024
Đăng ký
Việc Việt Nam và Philippines có ký kết được các thỏa thuận về quốc phòng hay không tùy thuộc vào hai nhân tố.
Ngày 29 - 31/8, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Philippines theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng nước này Gilberto Teodoro.
Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y.
Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An về sự kiện nói trên.
Bắt tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2024
Việt Nam – Philippines ký Ý định thư quốc phòng

Philippines khuếch trương những thoả thuận mà họ đạt được với Việt Nam để “đánh tiếng” với Trung Quốc

Sputnik: Trước thềm chuyến thăm Philippines của Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Philippines nói rằng ông nhìn thấy “mảnh đất màu mỡ để cùng hợp tác nhằm đạt được mức độ tin tưởng và tin cậy nhất định” với Việt Nam.
Vào tháng 8, Philippines và Việt Nam đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung kéo dài 5 ngày đầu tiên ở Biển Philippine. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Ông có đánh giá như thế nào về phát biểu trên của Bộ trưởng Philippines?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:
Cần phải nói ngay rằng tuyên bố của ông Gilberto Teodoro ngay từ đầu đã có những mâu thuẫn trong chính tuyên bố đó. Ông ấy nói rằng đã nhìn thấy “mảnh đất màu mỡ để cùng hợp tác” nhưng lại chỉ “nhằm đạt được mức độ tin cậy nhất định” đối với Việt Nam. Như vậy, có hai khả năng. Một là nguồn thông tin đã trích dẫn không đúng lời văn và tinh thần mà ông Gilberto Teodoro muốn thể hiện; hai là chính ông Gilberto Teodoro đã thể hiện trạng thái nước đôi trong tuyên bố của mình. Bởi “tin cậy nhất định” có nghĩa là tin cậy có giới hạn chứ không phải là sự tin cậy ở mức độ cao hoặc tin cậy tuyệt đối. Nói tóm lại, đó là một “điệu kèn ngập ngừng”.
Vì thế, cần phải xem xét lại mục đích khi đưa ra những tuyên bố của như vậy của phía Philippines. Một là họ cố gắng khuếch trương những thoả thuận mà họ đạt được với Việt Nam để “đánh tiếng” với người Trung Quốc, làm như họ đã lôi kéo được Việt Nam về phe của Mỹ và Philippines. Hai là sự khuếch trương thái quá việc hợp tác quốc phòng Việt Nam – Philippines sẽ ảnh hưởng xấu đến chính sách đối ngoại cốt lõi của của ASEAN là duy trì hòa bình, ổn định, thiết lập trạng thái cân bằng trong quan hệ quốc tế.
© Flickr / Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT)Biển Hoa Nam (Biển Đông)
Biển Hoa Nam (Biển Đông) - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2024
Biển Hoa Nam (Biển Đông)
Những động thái đưa tin kiểu này của hãng thông tấn nhà nước Philippines News Agency (PNA) không chỉ gây phương hại cho chính sách chung về đối ngoại của ASEAN mà còn làm méo mó chính sách đối ngoại quân sự quốc phòng của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung, không có lợi cho việc kiến tạo hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông.
Mặt khác, các bên có quyền lợi chung ở Biển Đông không thể bàn đến vấn đề hợp tác ở Biển Đông mà thiếu sự tham gia của một bên quan trọng cũng có cùng lợi ích trực tiếp ở Biển Đông là Trung Quốc. Cho dù Tòa trọng tài Quốc tế PCA phủ nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhưng không vì thế mà phủ nhận được vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc sở hữu ở khu vực phía Bắc Biển Đông theo các quy định tại UNCLOS-1982.

Việt Nam và Philippines: Cần thiết kết thỏa thuận về hợp tác quốc phòng thay thế cho thỏa thuận đã ký năm 2010

Sputnik: Ông có bình luận gì về những thỏa thuận mà hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Philippines đạt được lần này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:
Theo UNCLOS-1982, Việt Nam và Philippines là hai quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất nhì ở Biển Đông, phần còn lại gồm Malaysia và Trung Quốc, Brunei và Indonesia có hai khu vực nhỏ. Thái Lan và Campuchia thì liên quan gián tiếp bởi họ sở hữu phần lớn Vịnh Thái Lan, là một khu vực tương đối biệt lập. Chính vì vậy mà mọi quan hệ giữa Việt Nam và Philippines về vấn đề Biển Đông đều được dư luận thế giới quan tâm.
Việc Việt Nam và Philippines có ký kết được các thỏa thuận về quốc phòng hay không tùy thuộc vào hai nhân tố. Một là, các thỏa thuận đó không vi phạm nguyên tắc mà Việt Nam đã mặc định tại Sách trắng Quốc phòng 2019, trong đó có nguyên tắc không gây phương hại cho bất kỳ một nước thứ ba nào. Hai là những thỏa thuận này phải hướng tới mục đích gìn giữ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, giảm thiểu căng thẳng, tăng cường đối thoại và hết sức tránh xung đột.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2024
Biển Đông
Bắc Kinh phản đối tuyên bố của EU về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Như chúng ta đã biết, kết thúc hội đàm, hai bên đã ký Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y. Như vậy, những văn kiện này hướng tới hợp tác, hướng tới hòa bình. Đó là một điểm tích cực.
Nhưng việc hai nước ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc phòng thay thế cho thỏa thuận đã ký năm 2010 là rất cần thiết, cũng như việc thiết lập cơ chế đường dây nóng giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Việc này hiện nay chưa đạt được thỏa thuận.
Phía Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường phối hợp, xử lý nhân đạo đối với các trường hợp ngư dân vi phạm vùng biển của nhau, kịp thời chia sẻ thông tin, lập trường về các vấn đề cùng quan tâm.
Sputnik: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала