Lãnh đạo Việt Nam chỉ ra nghịch lý đáng chú ý hậu Chiến tranh Lạnh

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam phát biểu tại Campuchia đã chỉ ra một nghịch lý rất đáng chú ý hậu Chiến tranh Lạnh.
Sputnik
Theo thông điệp của lãnh đạo Quốc hội Việt Nam, thế giới càng văn minh, khoa học công nghệ càng phát triển nhưng chúng ta lại đang phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc xung đột cục bộ và khủng hoảng phức tạp chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Nghịch lý hậu Chiến tranh Lạnh

Hôm nay 24/11, tại Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Phát biểu tại phiên họp, nhà lãnh đạo Việt Nam cho biết, đúng như tên gọi, Nghị viện Quốc tế có sứ mệnh vô cùng quan trọng.
“Khi nhân loại bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ 21, các nước phải đối mặt với một nghịch lý: trong khi nền văn minh, khoa học công nghệ và sự tiến bộ của nhân loại đang phát triển chưa từng có thì thế giới mà chúng ta đang sống lại đối mặt cùng lúc với nhiều xung đột cục bộ và khủng hoảng phức tạp chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn chỉ ra.
Trung Quốc hỗ trợ Nga ngăn chặn Chiến tranh Lạnh
Đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen và Quốc hội Campuchia trong việc tổ chức Hội nghị quan trọng này, ông Mẫn cho rằng, câu chuyện thành công của Campuchia trong củng cố hòa bình, hòa giải, phát triển đất nước là một minh chứng cho mục tiêu cao cả xây dựng một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn, văn minh hơn, nơi con người sống bao dung với nhau.
Nhà lãnh đạo Việt Nam cho rằng, hòa bình không chỉ là việc không có chiến tranh, mà còn là sự tôn trọng, yêu thương và chia sẻ giữa các dân tộc, các quốc gia.
“Hòa bình là khi chúng ta hiểu và đồng cảm được với mỗi con người, bất kể màu da, tôn giáo hay nguồn gốc dân tộc. Hoà bình là nhằm bảo đảm mỗi con người đều xứng đáng được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một môi trường an toàn, không bị phân biệt đối xử”, ông nói trong bài phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhắc lại, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình với truyền thống bao dung, nhân nghĩa, hòa hiếu. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị để mỗi người dân đều được hưởng độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
“Chúng tôi cũng nhận thức rõ hòa bình, phát triển của Việt Nam gắn với khu vực và thế giới”, do đó, theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, ủng hộ việc thúc đẩy giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc hứa ngăn chặn Chiến tranh Lạnh mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Để xây dựng một nền hòa bình, theo ông, trước hết cần thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc; chung tay thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo, bất bình đẳng cũng là cách tạo cơ sở bền vững cho một thế giới hòa bình, bao dung; tôn trọng luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc.
Đây cũng là phương cách văn minh nhất để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột. Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin rằng, nghị viện và các nghị sĩ sẽ đóng vai trò tích cực và có tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy thượng tôn pháp luật, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra giải pháp hòa bình bền vững cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức toàn cầu cấp bách hiện nay.

“Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Campuchia nhằm thúc đẩy đối thoại, hòa giải và hợp tác. Là nước láng giềng của Campuchia, Việt Nam tin rằng, những kinh nghiệm thành công của Campuchia trong phát triển đất nước và xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, khu vực, sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác ở khu vực cũng như trên thế giới”, đồng chí Trần Thanh Mẫn khẳng định.

Đáng chú ý, hoạt động này cũng đã kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các chính đảng chính trị châu Á (ICAPP); Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21 - 24/11 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Trung Quốc hy vọng Mỹ và Việt Nam không dùng tâm lý Chiến tranh Lạnh khi phát triển hợp tác quân sự

Việt Nam tôn trọng độc lập, tự chủ và các quyết định của Campuchia

Tại sự kiện, Quốc vương nước chủ nhà Campuchia Norodom Sihamoni có thông điệp khẳng định, hòa bình dù theo nghĩa nào cũng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta có đối thoại chân thành, tôn trọng lẫn nhau, có giá trị chung, không quên sự bao trùm của chủ nghĩa đa phương và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, công lý và sự thịnh vượng chung.
Thủ tướng Hun Manet cho hay, nếu không có hòa bình thì không có phát triển, thịnh vượng; nếu không có hòa bình thì không có dân chủ, nhân quyền và phát triển.
Chính hòa bình đã đưa Campuchia phát triển rất mạnh mẽ thông qua chính sách các bên cùng thắng của Chủ tịch Thượng viện Samdech Hun Sen, không những đưa Campuchia vượt qua nội chiến, xung đột mà còn có thể phát triển. Nền kinh tế Campuchia đã tăng trưởng 7%/năm kể cả trong thời kỳ Covid - 19, cuộc sống người dân đã thay đổi nhiều và dự kiến Campuchia sẽ không còn là nước kém phát triển vào năm 2029.
Tiến trình mà Campuchia theo đuổi cần có sự hỗ trợ và hợp tác của các bên, bảo đảm việc vượt qua khó khăn thách thức như an ninh năng lượng, hợp tác trong những vấn đề như công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo.
Campuchia mong muốn Hiến chương Hòa bình là một động lực để các nghị viện, các tổ chức quốc tế đạt được tầm nhìn, mục tiêu về hòa bình.
Tại phiên họp, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen chia sẻ về các thành quả đạt được của Campuchia trong những năm qua, nỗ lực hội nhập quốc tế, tham gia là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.
Campuchia trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự cho ông Trần Thanh Mẫn
Ông cũng nhắc lại cách tiếp cận cùng thắng; nhấn mạnh các bên cần đối thoại và hợp tác để xây dựng hoà bình.​
Nhà lãnh đạo Hun Sen cũng chia sẻ câu chuyện về quá trình xây dựng và phát triển đất nước, quá trình hoà giải, vượt qua sự chia rẽ để xây dựng hòa bình, thống nhất đất nước của mình.
Suốt tiến trình này, ông Hun Sen đánh giá cao và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam trong việc giải phóng và thống nhất đất nước, thoát khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ của Pol Pot.
“Việt Nam đã tôn trọng độc lập, tự chủ và các quyết định của Campuchia”, Hun Sen tái khẳng định.
Thảo luận