Israel được kêu gọi từ bỏ 90 đơn vị vũ khí hạt nhân

Israel có ít nhất 90 đơn vị vũ khí hạt nhân cho dù chính phủ không thừa nhận việc này và họ cần phải từ bỏ chúng, liên minh Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) cho biết trong một tuyên bố.
Sputnik

“Israel là một trong chín quốc gia có vũ khí hạt nhân, với kho vũ khí ước tính khoảng 90 đầu đạn hạt nhân, có thể phóng bằng tên lửa và máy bay, cũng có thể bằng tên lửa phóng từ biển. Cho dù có sự công nhận rộng rãi từ phía các chuyên gia và cựu quan chức chính phủ về sự tồn tại của chúng, chính phủ Israel và nhiều nước phương Tây vẫn duy trì chính sách úp mở liên quan đến vũ khí hạt nhân của Israel. Việc này không thể tiếp diễn”, - tài liệu viết.

ICAN kêu gọi Israel tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được thông qua năm 2017 để thành công đưa Trung Đông trở thành khu vực không có vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) được thông qua vào tháng 7 năm 2017. Sau đó tài liệu này được 122 nước ủng hộ. Chỉ có một nước là Hà Lan bỏ phiếu chống và một nước là Singapore bỏ phiếu trắng. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Nga và Hoa Kỳ, đã không tham gia vào hoạt động của hội nghị này. Họ tuyên bố rằng không cần thiết phải thông qua một tài liệu mới do đã có Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hiện nay, Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 93 quốc gia ký kết, trong đó có 70 quốc gia phê chuẩn. Văn bản có hiệu lực vào ngày 22/1/2021.
SIPRI: tốc độ gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân đang trong tình trạng báo động
Vào tháng 10 năm 2018, Nga, Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp cùng ra tuyên bố phản đối và sẽ không ký TPNW.
Ngày 3/1/2022, lãnh đạo Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Mỹ đã ra tuyên bố chung về ngăn chặn chiến tranh giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chỉ ra rằng 5 quốc gia hạt nhân coi trách nhiệm của họ là giảm thiểu rủi ro chiến lược. Ngoài ra, các cường quốc hạt nhân tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các thỏa thuận song phương và đa phương về không phổ biến, giải trừ vũ khí và kiểm soát vũ khí hạt nhân, bao gồm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Lãnh đạo của 5 cường quốc hạt nhân nhấn mạnh cam kết hợp tác với tất cả các nước để cuối cùng đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Thảo luận