Đây là thông tin do đại diện Sở Nội vụ, Số hóa và Thể thao trực thuộc Thượng viện (cơ quan hành pháp quản lý thành phố) thủ đô Đức nói với Sputnik. mặc dù trước đây Bộ Ngoại giao CHLB Đức vẫn tuyên bố rằng các nhà báo Nga được đăng ký có thể làm việc ở Đức.
Nguồn tin của hãng nói đến phản hồi của Văn phòng Di trú địa phương ở Berlin trực thuộc Sở nói trên. Đó là một công dân Brazil, phóng viên có giấy phép hoạt động thuộc hãng truyền thông đa phương tiện toàn cầu Ruptly, người đầu tiên trong số tất cả các nhân viên truyền thông Nga nhận thông báo không được gia hạn giấy phép cư trú cấp ngày 22 tháng 2 năm nay. Quyết định này đã được tòa án cấp sơ thẩm phê chuẩn và đang được Tòa án hành chính tối cao xem xét lại.
Để biện minh cho quyết định này, Sở Di trú dẫn ra cáo buộc đối với mạng lưới truyền hình quốc tế RT, bao gồm cả Ruptly, trong việc đưa “thông tin sai lệch và tuyên truyền nhằm mục đích làm mất uy tín của đối tượng gọi là phương Tây và EU và là “mối đe dọa đối với lợi ích của nước Đức” bằng cách tiếp tục lưu trú trong nước.
Sở cũng đề cập đến gói trừng phạt thứ 10 của EU ngày 25/2/2023 và viện dẫn cách lập luận của tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án này về phần mình lại dựa vào đánh giá của Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp (cơ quan phản gián Đức), theo đó một số phương tiện truyền thông Nga được cho là muốn “gây nguy hiểm cho diễn ngôn dân chủ” và “phá hoại lòng tin của công chúng vào các quá trình dân chủ”.
“Thông báo thứ hai liên quan đến một cặp vợ chồng người Nga - ông bà “X”, người chồng đứng đầu Văn phòng đại diện tại Đức của Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (cũng phải chịu gói trừng phạt thứ 10 nêu trên của EU). Quá trình tố tụng chủ yếu vẫn đang diễn ra tại Tòa án hành chính Berlin”,- phản hồi của Sở Di trú cho biết.
Đồng thời, cơ quan này thừa nhận có chi tiết thiếu chính xác - hiện tại không có nhân viên đương nhiệm nào của Rossiya Segodnya ở Đức nhận được thông báo từ chính quyền địa phương về việc không gia hạn giấy phép cư trú. Một người trong số cựu nhân viên đã làm việc cho "Nước Nga ngày nay" từ tháng 2 năm nay nói với Sputnik rằng đúng là vào tháng 9 ông đã nhận được thông báo không gia hạn giấy phép cư trú, nhưng khi đó ông không còn làm việc trong tập đoàn truyền thông và không giữ chức vụ được đề cập trong phản hồi của Sở Di trú nữa, cơ quan báo chí giải thích rõ với Sputnik.
Sở Di trú Berlin cũng đề cập đến việc không gia hạn giấy phép cư trú cho phóng viên và nhân viên quay phim của đài truyền hình “Kênh Một” (của Nga) có hiệu lực từ ngày 22/11/2024. Sở này dẫn gói trừng phạt chống Nga thứ chín vào tháng 12/2022 để biện minh cho quyết định nói trên.
Sở chỉ ra rằng trong tất cả các trường hợp trên, xét từ quan điểm pháp lý thì đây là việc từ chối cấp giấy phép cư trú chứ không phải lệnh trục xuất. Tuy nhiên họ không nói rõ rằng việc từ chối này thực chất chính là cấm làm việc tại Đức, tương đương với việc bị trục xuất khỏi nước này.
Hôm thứ Tư, Đài truyền hình Kênh Một đưa tin chính quyền Đức đang đóng cửa văn phòng của đài này tại Đức, phóng viên và nhân viên quay phim phải rời khỏi đất nước trong nửa đầu tháng 12. Đài nhấn mạnh rằng đó là hình phạt nhằm vào sự thật và tính chuyên nghiệp.
Để đáp trả, Bộ Ngoại giao Nga đã ra lệnh cho các nhà báo của Đài truyền hình ARD của Đức rời khỏi LB Nga.
Gần đây EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số cơ quan truyền thông lớn của Nga, cấm phát sóng trong phạm vi EU. Người đứng đầu Liên đoàn Nhà báo Châu Âu, Ricardo Gutierrez, lưu ý rằng lệnh cấm hoạt động đối với các cơ quan truyền thông Nga tại Liên minh Châu Âu đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, đe dọa quyền tự do báo chí. Bộ Ngoại giao Nga gọi các biện pháp trừng phạt đối với truyền thông Nga là biểu hiện coi thường cam kết đảm bảo tính đa nguyên trong truyền thông.