BRICS và ASEAN: Những lĩnh vực hợp tác nào có tiềm năng?

BRICS và ASEAN có tiềm năng hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Vấn đề là giữa BRICS và ASEAN cần có một khế ước chung để làm hành lang pháp lý cho việc thiết lập các quan hệ kinh tế-xã hội mà không phải là liên minh quân sự - chính trị.
Sputnik
Tại Hội nghị châu Á lần thứ XV của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Malaysia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Andrei Rudenko phát biểu rằng, có nhiều triển vọng tốt cho việc thiết lập các tiếp xúc giữa BRICS và ASEAN mà đã là ưu tiên từ lâu của Nga.

ASEAN là nguồn "dự trữ đầy tiềm năng" cho việc mở rộng BRICS

Chủ đề của Valdai châu Á năm nay là “Malaysia, Nga và ASEAN: Trong điều kiện của thế giới đa cực”. Những người tham gia hội nghị đã thảo luận về tương lai chung của Nga và các nước ASEAN trong một thế giới đa cực, việc Đông Nam Á xoay mình về phía BRICS, cũng như mong muốn chung về phi đô la hóa. Valdai châu Á năm nay đã diễn ra tại Kuala Lumpur ngày 9-10/12.
“Có nhiều triển vọng tốt cho việc thiết lập tiếp xúc giữa BRICS và ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh sự quan tâm của nhiều quốc gia thành viên ASEAN, bao gồm Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan tới BRICS... Mối quan hệ với ASEAN từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu của Nga. Và mối quan hệ này đã được xác nhận và cập nhật phù hợp với chính sách ngoại giao của Liên bang Nga”, - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Andrei Rudenko nói.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Andrei Rudenko
Theo ông Rudenko, bất chấp áp lực ngày càng tăng từ bên ngoài, “ASEAN vẫn tránh xa sự đối đầu khối và vẫn là nền tảng của một cấu trúc khu vực toàn diện, cân bằng và minh bạch.
“ASEAN với vai trò là trung tâm khu vực Đông Nam Á và cả các khu vực ảnh hưởng là Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Đại Dương nhưng lại có chiến lược cân bằng quan hệ, đa phương, đa diện nên luôn lọt vào "tầm ngắm của "các cực" trong "thế giới đa cực" hiện nay. Vì vậy, đây là nguồn "dự trữ đầy tiềm năng" cho việc mở rộng BRICS, và cả Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Do đó, vấn đề không chỉ là quan hệ Malaysia - BRICS khi nước này đã khẳng định mong muốn gia nhập BRICS mà cả Thái Lan, và mới đây Myanmar cũng bày tỏ nguyện vọng này”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Hợp tác với BRICS mở ra những cơ hội kinh tế mới cho ASEAN

Hiện tại, đã có 3 nước thành viên ASEAN đã là đối tác của BRICS. Ngày 15/11, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Alexander Pankin cho biết Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã trở thành đối tác của BRICS. Còn Thủ tướng Việt Nam tại BRICS+ tại Kazan, Liên bang Nga ngày 24/10/2024 đã tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với BRICS và đưa ra 5 sáng kiến chiến lược. Đó là kết nối nguồn lực; kết nối hạ tầng chiến lược, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu; kết nối con người với con người; kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu.
“Đề xuất 5 kết nối chiến lược của ông Phạm Minh Chính là thông điệp quan trọng, thể hiện tư duy mang tính chiến lược của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực. Đó cũng là 5 nhóm lĩnh vực mà BRICS và ASEAN có thể hợp tác, đặc biệt hợp tác nhân văn, giữ gìn những giá trị truyền thống, xây dựng không gian văn hóa “thông nhất trong đa dạng là lĩnh vực hoàn toàn có thể hợp tác rất hiệu quả”, - PGS-TS Hoàng Giang đưa ra đánh giá, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
“Hợp tác với BRICS mở ra những cơ hội kinh tế mới cho các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN và BRICS có thể hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ tài chính và kỹ thuật số", - TS kinh tế Lê Hòa phát biểu với Sputnik.
Liên bang Nga và ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố thế giới đa cực
Hồi đầu tháng 12/2024, Bộ trưởng đầu tư, công nghiệp và thương nghiệp Malaysia Tenku Zafrul Aziz đã phát biểu rằng, với tư cách là quốc gia chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác với các đối tác, bao gồm cả các quốc gia thành viên BRICS. Ông đã nhấn mạnh rằng, chuỗi giá trị ở Malaysia và ASEAN có thể được cải thiện thông qua hợp tác với các nước BRICS.
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều cho rằng, khu vực Đông Nam Á có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là về kinh tế, về tài nguyên và là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba Châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm lưu ý tới khía cạnh Đông Nam Á có nhiều nguồn tài nguyên mà thế giới đang cần đến như dầu mỏ, khí đốt... những kim loại hiếm như Gali, Germany.v.v... và các nguyên liệu khác trong đất hiếm. Đông Nam Á cũng có mục tiêu xây dựng nguồn năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời và đặc biệt là điện hạt nhân nhằm thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch. Đây cũng là những lĩnh vực hợp tác có tiềm năng giữa BRICS và ASEAN.

Để khơi thông những nguồn lực tiềm năng của BRICS và ASEAN

Vấn đề là làm sao và cần làm gì để khai thác những tiềm năng hợp tác nói trên?

“Về địa chính trị, Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, việc khai thác các tiềm năng đó phụ thuộc vào năng lực tổ chức của BRICS, của các mối quan hệ giữa từng quốc gia BRICS với các quốc gia Đông Nam Á và sự đáp ứng của ASEAN đối với các nhu cầu của các đối tác BRICS”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

ASEAN và Malaysia mong muốn có thêm nhà đầu tư Nga
Để khơi thông những nguồn lực tiềm năng nói trên mà không bị sự can thiệp của Mỹ và phương Tây gây khó dễ; giữa BRICS và ASEAN cần có một khế ước chung để làm hành lang pháp lý cho việc thiết lập các quan hệ kinh tế-xã hội mà không phải là liên minh quân sự chính trị.

“EU đã trở thành đối tác của ASEAN. Vì vậy, BRICS cũng có thể và cần thiết phải trở thành đối tác của ASEAN nhằm đáp ứng lợi ích chung của hai bên”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Thảo luận