Việt Nam sẽ nghiên cứu cơ chế BRICS

© POOL / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh BRICS XVI. Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính
Hội nghị thượng đỉnh BRICS XVI. Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2024
Đăng ký
Tại họp báo chiều 31/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam bình luận về việc Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia đối tác của BRICS.
Trả lời câu hỏi báo giới về việc Việt Nam có gia nhập BRICS hay không, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, nêu rõ:

“Là thành viên đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục có trách nhiệm, tích cực đóng góp vào các diễn đàn đa phương, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới, phù hợp với khả năng và lợi ích của Việt Nam. Việt Nam sẽ nghiên cứu cơ chế BRICS. Đồng thời, việc này thể hiện đường lối nhất quán, độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá hợp tác, là đối tác có trách nhiệm và là bạn bè tin cậy của cộng đồng quốc tế”.

Cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ngoại trưởng Nga trao đổi về tình hình Ukraina với đại sứ BRICS
Trước đó, rạng sáng 25.10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc chuyến tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đạt những kết quả quan trọng.
Thứ nhất, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các nỗ lực chung toàn cầu. Cùng với việc chủ động tham gia, đóng góp tích cực tại ASEAN, Liên Hợp Quốc, các cơ chế APEC, G7, G20… và các cơ chế đa phương khác, qua Hội nghị, Việt Nam đã thể hiện rõ tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu, toàn diện, các nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hóa giải thách thức, chuyển cơ hội, tiềm năng thành các động lực mới phục vụ phát triển.
Thứ hai, đề cao tinh thần hợp tác. Với nhận định sâu sắc về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên kết nối và hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo, cũng như trước thách thức chưa từng có mà nhân loại đang phải đối diện, Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi BRICS thúc đẩy “năm kết nối chiến lược” về nguồn lực, hạ tầng chiến lược cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, chuỗi cung ứng toàn cầu, con người với con người và kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu.
Việt Nam sẵn sàng cùng BRICS và cộng đồng quốc tế hợp tác để thực hiện mục tiêu cao cả về xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2024
Bộ Ngoại giao Nga: Hội nghị thượng đỉnh BRICS cho thấy sự thống trị của một số nước đã chấm dứt
Thứ ba, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đã chuyển tải những thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam bản lĩnh, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đang trên đà vươn mình phát triển kinh tế - xã hội năng động; khẳng định vị thế, tư duy chiến lược trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Các nhận định, cách tiếp cận và đề xuất của Thủ tướng Chính phủ được lãnh đạo và đại biểu các nước hoan nghênh, đánh giá cao, đóng góp thiết thực vào kết quả chung của Hội nghị.
Chỉ trong 30 giờ với hơn 25 hoạt động liên tục, chuyến công tác tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng và làm việc tại Nga của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp cả về đa phương và song phương.
Kết quả tham dự Hội nghị, hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và các hoạt động song phương của Thủ tướng Chính phủ với các nước trong dịp này một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; góp phần tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, nâng cao vị thế của đất nước, huy động tối đa các nguồn lực quốc tế để phục vụ phát triển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала