Vừa mừng, vừa lo
“Việc này tốt, vừa giảm lấn chiếm lại giúp người dân như tôi có thêm thu nhập. Nếu vỉa hè được quy hoạch và quản lý chặt chẽ, tôi sẽ đăng ký thuê để mở rộng quán nhỏ này”, ông Hùng chia sẻ với Sputnik.
"Quán trà đá thu nhập ít lắm, mỗi ngày chỉ được vài chục nghìn. Với mức giá thuê như vậy, chắc chỉ phù hợp với hàng ăn hay quán cà phê đông khách. Người bán nhỏ như tôi khó mà theo nổi."
“Chủ trương này rất tốt nhưng phải tùy từng khu vực. Tuyến phố đông khách thì còn hợp lý, nhưng ở nơi vắng vẻ, thuê vỉa hè lại thành gánh nặng. Ngoài ra, nếu quản lý không chặt sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, gây ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh xung quanh”, Anh Giang, quản lý một quán cà phê nhỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, bày tỏ với Sputnik.
Cần giải pháp có tính khả thi
"Tôi thấy cái lợi nếu như làm đúng khuôn khổ, nề nếp. Người đi bộ có chỗ đi, hàng quán có không gian bán hàng hợp pháp. Nhưng tôi lo là họ sẽ làm không triệt để, dẫn đến tình trạng lách luật. Nên có khung giá khác nhau cho từng loại hình kinh doanh. Chẳng hạn, giá cao nhất dành cho trông giữ xe, nhà hàng sẽ có mức giá khác, còn nhà dân có thể được áp dụng mức giá thấp hơn”.
“Cần phải xác định mục đích cho thuê vỉa hè. Nếu cho thuê để kinh doanh buôn bán các mặt hàng gây nhếch nhác cho bộ mặt thành phố thì không được. Nếu cho thuê để phục vụ cho giao thông tĩnh - tức là cho thuê để trông giữ các phương tiện giao thông của người dân thì được. Chúng ta cần định hướng lại mục đích - thời gian - cách thức cho thuê, nơi nào được thuê và không được".
“Nếu gia đình đó không thuê kinh doanh, chúng ta cũng được cho người khác thuê để chắn lối đi lại của họ. Với những nơi có diện tích đủ lớn, có thể cho thuê để giữ xe. Để cho thuê vỉa hè hiệu quả, Hà Nội cần có lộ trình cụ thể, không gây ảnh hưởng và làm mất đi chức năng chính dành người đi bộ".