Hà Nội: Thu phí ô tô vào nội đô không phải là "thuốc tiên” cho vấn nạn tắc đường

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang HảiGắn biển Công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội
Gắn biển Công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2024
Đăng ký
Để giải quyết tắc đường, thành phố Hà Nội đang chuẩn bị triển khai đề án thu phí ô tô vào nội đô, dự kiến có hiệu lực từ tháng 12/2024. Với mức phí dao động từ 50.000 - 100.000 đồng/lượt cho mỗi xe ô tô tiêu chuẩn, nhiều câu hỏi đang được đặt ra về tác động của chính sách này đến người dân và hệ thống giao thông công cộng.

Kỳ vọng vào hiệu quả thu phí nội đô

Đề án “Giao thông thông minh tại Hà Nội” sẽ áp dụng nhiều giải pháp và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành giao thông, giảm ùn tắc và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ lắp đặt 100 trạm thu phí tại khu vực ranh giới giữa ngoại thành và nội thành, được xác định từ đường Vành đai 3 trở vào. Mức phí dự kiến cho mỗi lượt ô tô loại tiêu chuẩn (tối đa 12 chỗ ngồi) sẽ nằm trong khoảng 50.000 đến 100.000 đồng.
Mục tiêu của đề án là giảm khoảng 20% lưu lượng xe vào nội thành, qua đó giảm thiểu ùn tắc tại các khu vực trung tâm và hạn chế ô nhiễm môi trường. Từ năm 2025, thành phố sẽ thí điểm triển khai các khu vực phát thải thấp tại một số vị trí.
Đề án cũng nhấn mạnh việc hạn chế xe cá nhân, khuyến khích chuyển sang sử dụng xe điện, phát triển giao thông "xanh" và hình thành các vùng phát thải thấp, tất cả đều phù hợp với định hướng kinh tế bền vững.
Khu vực xung quanh Hồ Gươm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
Quận Hoàn Kiếm sắp cấm ô tô, xe máy xăng gây ô nhiễm

Người dân sẽ ra sao nếu tiến hành thu phí?

Sống tại khu chung cư Hateco, Yên Sở, quận Hoàng Mai, hàng ngày anh Quang Hà đi làm ở khu vực Đầm Trấu, quận Hai Bà Trưng, khoảng 7km. Nếu đề xuất thu phí ô tô vào nội đô được thông qua, những người sống xung quanh vành đai 3 và đi làm ở nội đô như anh Hà, sẽ bị tác động trực tiếp.

“Tôi đi làm bằng cả ô tô và xe máy. Với quãng đường 7km đi làm mà mức phí 50.000 lượt đi, 50.000 lượt về, tôi sẽ chọn gọi xe ôm công nghệ có khi cũng bằng giá đấy. Tuy nhiên, với 187 trạm thu phí dày đặc như thế này, sẽ gây khó cho người dân. Vì liên quan đến tài chính, mỗi người mỗi khác. Người đi ô tô thì là vấn đề nhỏ. Nhưng với người kinh doanh taxi, xe hợp đồng thì con số này rất đáng cân nhắc", anh Quang Hà chia sẻ với Sputnik.

Hà Nội dự kiến sẽ hạn chế ô tô và xe máy chạy xăng tại 5 khu vực phát thải thấp - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2024
Hà Nội hạn chế xe xăng vào nội đô năm 2030: Bước tiến hay trở ngại?
Hà Nội là một siêu đô thị với mật động dân số gần 10 triệu dân. Với mật độ như vậy, phương tiện giao thông công cộng phải đáp ứng được ít nhất 50% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, tỉ lệ đáp ứng của các phương tiện công cộng trên địa bàn Hà Nội mới chỉ đạt 19%.

“Nếu thu phí ô tô vào nội đô thì tôi sẽ cân nhắc đổi nghề, vì mức phí 100 nghìn/ngày sẽ đẩy giá cả các thứ leo thang. Trong khi lương thì gần như nhích lên rất chậm hàng năm, không thể bù đắp được chi phí phát sinh. Các chủ doanh nghiệp taxi, xe hợp đồng cũng sẽ phải tính toán lại nhiều thứ. Chưa tính đến việc các bãi đỗ xe lậu mọc lên như nấm, gây thất thoát cho nhà nước", anh Nguyễn Văn Tùng, một lái xe lâu năm cho biết.

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2024
Hà Nội sẽ giải quyết ô nhiễm không khí bằng cách nào?

Không thể “cưỡng ép” thu phí nội đô

Được biết, việc thu phí vào nội đô Hà Nội đã từng được chính quyền thành phố đề cập nhiều lần, nhưng vì nhiều lý do chưa thể triển khai. Trên thế giới một số thành phố cũng áp dụng việc thu phí này, nhưng một số nơi không thành công.

“Thời điểm hiện tại chưa nên thu phí ô tô vào nội đô. Khoảng 10 - 15 năm nữa khi hệ thống giao thông công cộng kết nối hoàn chỉnh, đời sống của người dân nâng cao, khi đó hãy áp dụng thu phí ô tô vào nội đô. Nếu cứ thu phí mà không tính tới sinh kế của người dân, thì đó là cưỡng ép”, một chuyên gia về quy hoạch đô thị chia sẻ với Sputnik.

Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí nội đô
Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách Hà Nội phát biểu với báo giới mới đây cho biết, để thực hiện đề án thu phí ô tô vào nội đô, Nghị quyết số 04 thông qua đề án của HĐND thành phố Hà Nội năm 2017, yêu cầu, đến năm 2020 vận tải hành khách công cộng (VTCC) Hà Nội phải đạt được 20% nhu cầu đi lại của người dân; đến năm 2025 (thời điểm thu phí ô tô vào nội đô), VTCC phải đạt được 30 - 35% nhu cầu; sau năm 2030 là 50% nhu cầu.

“Nhưng đến nay theo báo cáo mới nhất của đại diện UBND thành phố, mặc dù có cố gắng nhưng VTCC hiện nay mới đáp ứng được 19%. Vậy nếu bỏ xe máy, ô tô cá nhân, người dân đi lại bằng gì?”, ông Thông trăn trở.

Người đàn ông chở lợn trên  xe máy trên đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Hà Nội: Xe máy không đủ tiêu chuẩn khí thải có thể bị thu phí và hạn chế lưu thông
Để có được hệ thống giao thông công cộng hiện đại, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đi lại của người dân, Hà Nội phải mất bao nhiêu thời gian? Chưa có câu trả lời về vấn đề này thì việc cấm ôtô vào nội đô, ngoài việc thu thêm được một khoản tiền thì kẹt xe rồi cũng "vẫn như cũ", thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, thu phí vào nội đô chỉ là một trong các giải pháp để giảm ùn tắc giao thông. Để giải bài toàn giao thông Hà Nội cần nhiều giải pháp triển khai đồng bộ, trong đó có ưu tiên phát triển vận tải công cộng; quy hoạch lại không gian đô thị, trong đó có giảm mật độ trong khu vực nội đô.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала