Philippines dự định mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ trong thời gian tới

Philippines có kế hoạch mua hệ thống tên lửa tầm trung MRC Typhon của Mỹ để bảo vệ chủ quyền trước các hành động của Trung Quốc, Tư lệnh Quân đội Philippines, Trung tướng Roy Galido cho biết hôm thứ Hai.
Sputnik
“Chúng tôi đang tiến hành các kế hoạch và đàm phán vì nhận thấy tính khả thi và khả năng thích ứng của cách tiếp cận này… Một trong những khía cạnh quan trọng của Khái niệm Phòng thủ Quần đảo Tích hợp là khả năng bảo vệ chủ quyền bằng một hệ thống như vậy”, - kênh truyền hình Philippine ABS-CBN dẫn lời Galido nói.
Ông cho biết việc Philippines mua hệ thống tên lửa Typhon sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước trong vùng đặc quyền kinh tế.
Roy Galido cũng bày tỏ hy vọng hệ thống tên lửa của Mỹ sẽ được đón nhận trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ số lượng MRC chính xác mà Manila yêu cầu từ Washington.
Vào cuối tháng 9, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, Romeo Browner Jr., tuyên bố mong muốn của Philippines đảm bảo việc triển khai thường trực hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ trên lãnh thổ của mình. Theo ông, điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ nhà nước và cho phép "chống lại ý định của bất kỳ quốc gia nào" vi phạm "chủ quyền và các quyền tài phán" của Philippines. Một tuần trước đó, có thông tin cho hay lực lượng vũ trang Mỹ, trái với yêu cầu của Trung Quốc, không có kế hoạch loại bỏ hệ thống tên lửa Typhon, được thiết kế để phóng tên lửa SM-6 và Tomahawk, khỏi Philippines trong tương lai gần. Sau đó, phía Philippines tuyên bố sẽ đào tạo nhân lực cho quân đội nước nàyđể sử dụn vũ khí.
Philippines muốn bố trí tổ hợp Typhon của Mỹ trên lãnh thổ nước mình
Gần đây, tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền, liên tục xảy ra các vụ va chạm tàu thuyền của hai bên, trong đó có những vụ nguy hiểm, khi tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi tàu tuần duyên Philippines vượt ra ngoài khu tranh chấp.
Trung Quốc tranh chấp trong nhiều thập kỷ qua với một số quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quyền sở hữu đối với một số đảo Biển Đông, nơi phát hiện trữ lượng dầu khí đáng kể. Chúng ta nói về quần đảo Tây Sa (Quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough). Những tranh chấp này liên quan đến Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines ở các mức độ khác nhau.
Thảo luận