"Tôi tin rằng chúng ta sẽ tiến gần hơn đến hòa bình với Donald Trump. Điều này sẽ rất quan trọng đối với châu Âu và Đức, những nước không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh. Chúng tôi ở Serbia cũng không muốn điều này", - ông Vucic nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Handelsblatt.
Theo tổng thống Serbia, Trump sẽ không cung cấp cho Ukraina sự hỗ trợ tài chính giống như chính quyền hiện tại. Ngoài ra, ông còn hứa sẽ tạo ra hòa bình và có thể sẽ cố gắng thực hiện lời hứa này nếu trước đó xung đột không leo thang, Vucic tin tưởng.
Tổng thống Serbia bày tỏ lo ngại rằng "điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra" trước khi ngừng bắn.
"Ý tôi là leo thang hơn nữa, khiến Nga đáp trả các vụ tấn công từ các hệ thống tên lửa phương Tây. Những ai nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không sử dụng những vũ khí mạnh mẽ này đang lầm", - ông Vucic nói thêm.
Theo ông, những bên hưởng lợi chính từ cuộc xung đột ở Ukraina bao gồm Hoa Kỳ, còn những bên thua cuộc là châu Âu và Ukraina.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ trước đó đã hứa rằng ông sẽ có thể giải quyết xung đột ở Ukraina thông qua đàm phán. Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông có thể giải quyết xung đột ở Ukraina chỉ trong một ngày. Nga cho rằng đây là vấn đề quá phức tạp để có thể giải quyết một cách đơn giản như vậy.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.