Trước đó hãng tin Bloomberg trích tuyên bố của Vladimir Zelensky nói rằng ông Starmer có ý định sang thăm Ukraina trong những tuần tới để thảo luận về khả năng triển khai cái gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình tại đây sau khi xung đột kết thúc.
"Việc tham gia của quân đội Anh vào lực lượng gìn giữ hòa bình sau chiến tranh chắc chắn sẽ là một bước đi đáng hoan nghênh, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong những gì Ukraina thực sự cần", - ông Shapps nói với tờ Telegraph.
Còn Williamson nói với tờ báo rằng ông chắc chắn sẽ ủng hộ một quyết định như vậy.
Trước đó, Reuters trích lời một quan chức châu Âu giấu tên đưa tin trong Liên minh châu Âu chưa có ý kiến đồng thuận nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraina sau khi xung đột kết thúc, do đó mới chỉ xem xét khả năng thành lập một liên minh gồm từ 5 đến 8 quốc gia liên quan đến vấn đề này. Theo hãng tin, nòng cốt của lực lượng này có thể được hình thành từ các nước châu Âu lớn như Pháp, Đức, Ý, Ba Lan và Anh, và để thực hiện mục đích tương ứng sẽ cần khoảng 100 nghìn quân.
Báo Le Monde trích dẫn nguồn tin cho biết Pháp và Anh đã nối lại các cuộc thảo luận về khả năng triển khai quân đội phương Tây tới Ukraina. Theo tin truyền thông, Paris và London không loại trừ khả năng sẽ lãnh đạo liên minh về vấn đề Ukraina.
Văn phòng báo chí Cơ quan Tình báo nước ngoài (SVR) của Nga trước đó đưa tin phương Tây sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình gồm khoảng 100.000 quân tới Ukraina để khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này. SVR cho rằng điều đó sẽ trở thành hành động chiếm đóng trên thực tế đối với Ukraina. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov tuyên bố việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình chỉ có thể thực hiện được khi có sự đồng ý của các bên trong bất kỳ cuộc xung đột cụ thể nào.