Logic của các nhà lãnh đạo quân sự Nga là dễ hiểu: cần phải phối hợp các phương tiện phụ trách thực hiện nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trên không. Ở đây nói về các mục tiêu khí động học và đạn đạo, trên không và ngoài không gian.
Nga nên thành lập binh chủng không quân vũ trụ để tạo ra một hệ thống thông tin hiện đại cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa. Đại tá Andrei Koshkin cho biết:“Tất nhiên, lực lượng không quân vũ trụ cũng phải thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị tối cao của đất nước về cuộc tấn công bằng tên lửa. Không nghi ngờ gì, quân chủng này sẽ bảo vệ thủ đô và các thành phố lớn khác với dân số hơn 1 triệu người, sẽ hợp tác cùng nhóm quỹ đạo và đơn vị điều khiển các bộ máy vũ trụ”.
Ở Nga, phương tiện hỏa lực quan trọng nhất sẽ là tên lửa S-500 thế hệ thứ 5 mà tập đoàn công nghiệp quốc phòng "Almaz-Antey" đang phát triển. Tập đoàn này là cơ sở lớn nhất sản xuất hệ thống tên lửa và radar phòng không. Năm nay, sau giai đoạn thử nghiệm, các tên lửa S-500 đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động để đánh chặn các mục tiêu không chỉ trên không mà còn ở vùng vũ trụ gần trái đất ở độ cao khoảng 250 km. Hệ thống phòng không này có triển vọng tốt, nó có thể đánh chặn máy bay cũng như tên lửa chiến lược.
Lực lượng không quân vũ trụ là cách đáp trả chương trình “đòn tấn công nhanh toàn cầu” (Prompt Global Strike) của Mỹ với các tên lửa siêu thanh đang được phát triển để tiêu diệt tên lửa đạn đạo ngay trong hầm trận địa. Binh chủng không quân vũ trụ đang được thành lập ở Nga sẽ thực hiện nhiệm vụ kiềm chế và vô hiệu quá kế hoạch này của Mỹ.