Lịch sử Shlisselburg bắt đầu cách đây bảy thế kỷ, khi một pháo đài vững chãi xuất hiện trên những hòn đảo giữa dòng Neva, trở thành một trướng ngại nguy hiểm cho mọi đối phương.
Những cuộc chiến đẫm máu diễn ra trên hai bờ sông Neva trong nhiều thế kỷ: Các vua Thụy Điển không từ bỏ mưu đồ đánh chiếm vùng bờ phía đông Biển Baltic, là nơi sinh sống của những người Nga. Nhiều lần hạm đội Thụy Điển đã ngược dòng Neva tiền sâu vào đất liền tàn phá và cướp bóc các thị trấn, làng mạc. Phải tìm cách chặn đứng kẻ thù. Năm 1323, Quận vương Moskva Yuri đã hạ lệnh xây pháo đài trên đảo Orekhovy án ngữ thượng nguồn sông Neva. Oreshek /có nghĩa — cái hạt nhỏ/ chính là tiền thân của thị trấn Shlisselburg.
90 năm sau, người Nga phục thù: Sa hoàng Peter I chiếm lại pháo đài vào năm 1702 và ông yêu cầu đổi tên Oreshek thành Shlisselburg. Nhà vua kỳ vọng "Thị trấn-Chìa khóa" sẽ mở đường cho người Nga tự do tiến ra biển Baltic. Nước Nga đánh bại Thụy Điển và không cho ai đoạt lấy bờ đông. Để tỏ lòng biết ơn Sa hoàng, người dân nơi đây đã dựng tượng đài Peter I trên quảng trường trung tâm Shlisselburg.
Sau chiến thắng, pháo đài cũ mất đi vai trò quân sự vì giờ đây nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Một ngôi làng đã hình thành trên tả ngạn sông Neva đối diện với những bức tường đá. Nó ngày càng lớn nhanh và được công nhận là thị trấn vào năm 1780. Không phải ai sống ở đây cũng đủ kiên nhẫn đọc cái tên tiếng Đức Shlisselburg nhiều chữ và trong dân gian thị trấn được gọi với cái tên Nga trìu mến là Shlyushin. Shlyushin được ghi cả trong các cuốn sổ tay hướng dẫn bên cạnh tên gọi chính thức của thị trấn.
Nhưng mọi sự trìu mến bỗng tan biến nếu ai đó bỗng nhắc tới pháo đài cổ Shlisselburg. Nó đã bị biến thành một nhà tù hà khắc của Đế chế Nga. Trong những phòng đá và ngục tối lạnh giá, nơi ánh sáng mặt trời không thể lọt vào, nhà chức trách giam giữ "kẻ thù của Đế chế". Ở những thời điểm khác nhau, tù nhân của pháo đài Schlisselburg đã từng là những vị quý tộc, các nhà cách mạng, tù hình sự và thậm chí cả thành viên hoàng tộc. Họ đánh mất tất cả, thậm chí hy vọng xin ân xá.
Các tù nhân đã được thả sau cách mạng năm 1917. Chính quyền mới vĩnh viễn đóng cửa nhà tù khủng khiếp. Hôm nay ở đây bố trí một bảo tàng lịch sử. Hành lang dài tối tăm và những ô cửa sổ nhỏ xíu tạo nên ấn tượng về một không gian nặng nề. Người xem chỉ có thể phỏng đoán về sự chịu đựng của các tù nhân bị cách l
y nhiều năm trong im lặng ngột ngạt. Có nhiều người đã phát điên và tự tử. Suốt hai trăm năm, không một phạm nhân nào trốn thoát khỏi nhà tù đá Schlisselburg.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức chiếm đóng Shlisselburg. Riêng pháo đài do một đơn vị bảo vệ đã không chịu đầu hàng. 500 ngày đêm mưa bom ập xuống hòn đảo nhỏ, tưởng chừng không ai có thể sống sót. Nhưng những người lính Xô Viết lánh trong các hầm ngầm đã kiên cường đánh bật từng đợt tấn công của kẻ thù. Chiến công của họ được mãi mãi ghi nhớ: một quần thể tượng đài tưởng niệm những người lính dũng cảm đã được đặt bên trong pháo đài. Tàn tích của các tòa nhà và bức tường như nhắc nhở những thế hệ hôm nay về cuộc chiến tranh tàn khốc.
Thị trấn Shlisselburg không thể tự hào về vô số di tích lịch sử, phần nhiều đã bị chiến tranh tàn phá. Nhưng bản thân thị trấn pháo đài đã trở thành một tượng đài – chiếc chìa khóa thiêng liêng bảy thế kỷ canh giữ biên giới tây bắc của Nga trước những vị khách không được mời.