Tất cả điều này có thể thấy ở trung tâm Phật giáo — Niệm Phật đường Mátxcơva, nơi đã tổ chức “Những ngày văn hóa Việt Nam”. Người truyền cảm hứng và tổ chức hoạt động này là nhà sản xuất truyền hình và giáo sư của Trường Đại học điện ảnh quốc gia Nga VGIK Victoria Kulikova, bà đã nhận được sự hỗ trợ của văn phòng thị trưởng Matxcơva và Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên Đài phát thanh “Sputnik”, bà Viktoria giải thích tại sao có sáng kiến tổ chức những ngày văn hóa Việt Nam tại Trung tâm Phật giáo: “Tôi và các bạn của tôi đã làm quen với nhà Nga học nổi tiếng của Việt Nam Phạm Vĩnh Cư, Tiến sĩ ngữ văn chuyên về văn học Nga. Cùng với ông chúng tôi đã đi du lịch đến các nơi gắn bó với cuộc sống của nhà văn Nga vĩ đại Fyodor Dostoyevsky. Và sau đó Giáo sư Phạm Vĩnh Cư đã mời chúng tôi đến Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2014, chúng tôi lần đầu tiên đến thăm đất nước tuyệt vời này. Chúng tôi đã gặp gỡ với các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ Việt nam, đã đến thăm các ngôi đền và tu viện Phật giáo, các di tích kiến trúc tôn giáo Chămpa. Ở Việt Nam, tất cả chúng tôi đều cảm nhận được sự đón tiếp nồng ấm, kết quả là, khi về nước thì nhận thức đước rằng, Việt Nam đã chinh phục trái tim của mỗi người trong đoàn. Chúng tôi muốn để những người Nga biết thêm về Việt Nam, về văn hóa Việt Nam, làm quen với những tác phẩm của các nhà thơ và nhà văn đương đại. Bước đầu tiên là sáng kiến tổ chức “Những ngày văn hóa Việt Nam” tại Trung tâm Phật giáo ở Matxcơva”.
Vở kịch "Thơ ca thời Đại Việt" do các diễn viên trẻ của nhà hát nghiệp dư “Studio 5” dựng đã tô điểm cho chương trình “Những ngày văn hóa Việt Nam”. Cáchkiềm chế cảm xúc khi biểu diễn, khung cảnh tối thiểu, phối cảnhdễ tạo ấn tượng đều giúp cảm nhận được chiều sâu của bản dịch xuất sắc của nhà Việt Nam học nổi tiếng Marian Tkachev. Diễn viên của nhà hát “Studio 5” Alexander Rashidov tâm sự rằng, đề xuất của Victoria Kulikova dựng một vở kịch dựa theo những tác phẩm của các nhà thơ Việt Nam thời trung cổ đã là một thách thức: “Trước đây chúng tôi không biết nhiều về nền văn hóa Việt. Nhưng, khi bắt đầu học thuộc lòng các bài thơ, thì nhận thức được rằng, nền văn hóa Việt Nam là một kho báu mà từ đó bạn có thể học được rất nhiều điều cần thiết cho cuộc sống của bạn. Đây là thơ triết học. Các tác giả trải qua những cảm xúc sâu sắc, sự phấn khích, nhưng, cách diễn đạt tình cảm là khá kiềm chế, y như đang xem từ bên ngoài. Và chúng tôi cũng chọn cáchkiềm chế cảm xúc khi biểu diễn”.
Nhà hát " Studio 5" được thành lập ba năm trước đây. Tập thể nhà hát bao gồm những người yêu nghệ thuật, đại diện cho những lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Trong tiết mục biểu diễn có các buổi đọc thơ và vở kịch "Cuộc phiêu lưu" dựng theo các tác phẩm của nhà thơ xuất sắc của Nga Marina Tsvetaeva. Bây giờ vở kịch "Thơ ca thời Đại Việt" cũng được ghi trên các biểu ngữ quảng cáo. Song, bà Victoria Kulikova không biết mệt mỏi và không dừng lại ở đây. Ước mơ của bà là xuất bản tập thơ của các nhà thơ trẻ Việt Nam dịch ra tiếng Nga. Chúng tôi tin chắc rằng, ước mơ này sẽ thành hiện thực.