Hãy bảo vệ thiên nhiên!

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Matxcơva
Tình trạng ùn tắc giao thông ở Matxcơva - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người chiến thắng trong cuộc thi quốc tế "Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất của châu Á-Âu - 2014" trong thể loại "Sinh thái Nhân văn" là phó giáo sư của trường Đại học tổng hợp Liên bang Viễn Đông Kirill Golokhvast.

Nhà khoa học 34 tuổi là tác giả của 100 tác phẩm khoa học, 5 sách chuyên khảo và 14 bằng sáng chế. Tại cuộc thi quốc tế, nhà khoa học trẻ từ Vladivostok đã giới thiệu các tác phẩm khoa học trong lĩnh vực nanotoxicology  (ngành nghiên cứu độc tính nano) — về tác động tiêu cực của vật liệu nano trên cơ thể con người.

Kirill Golokhvast không phải là người phấn đấu chống lại cách mạng công nghiệp, ông chỉ kêu gọi tăng cường kiểm soát môi trường. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhiều công ty chỉ muốn thu lợi nhuận nhanh chóng, đồng thời không vội vàng chi tiền vào việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Nhưng, ngay cả trong quá trình đốt than (ở cái nhìn đầu tiên có vẻ vô hại), phát thải vào bầu khí quyển có không chỉ carbon dioxide và nước, như được dạy trong trường, mà còn thủy ngân, uranium và kim loại đất hiếm. Nhà khoa học trẻ nói: "Nếu nói về tác động tiêu cực, thì ngành năng lượng than sánh được với  những rủi ro của ngành năng lượng hạt nhân. Trên những cơ sở hạt nhân đã từng xảy ra tai nạn, bao gồm cả Chernobyl và Fukushima, và đó là các thảm họa khủng khiếp, nhưng, lượng khí thải liên tục tại các nhà máy nhiệt điện ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe con người.

Chúng ta có thể sử dụng những nguồn năng lượng sạch về sinh thái, năng lượng tái tạo vô hạn: thủy triều, năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Cũng không nên quên về năng lượng hydrogen. Nguồn năng lượng sạch quả thật rất đắt, nhưng, chúng ta phải đi theo hướng này, chứ không phải thường xuyên dựa vào dầu mỏ, than đá và khí đốt. Tác hại từ khí thải là lớn hơn nhiều so với hiệu quả hoạt động công nghiệp".

Có vẻ là, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu tỷ mỷ tác động của các nguyên tố có hại tới cơ thể con người, nhưng, tình hình không phải là như vậy. Các nhà khoa học vẫn chưa biết các hợp chất hóa học phức tạp  ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người. Thậm chí chưa biết về tác động của số lượng vàng lớn tập trung một nơi. Trong khi đó, trên đường phố của các thành phố trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều xe hơi mà khí thải ô tô bao gồm cả kim loại đất hiếm. Số lượng lớn hạt nano độc hại mỗi ngày lọt vào phổi. Ông Golokhvast  nói tiếp:

"Người ta thường cho rằng, chiếc xe mới là an toàn hơn xe cũ. Nhưng, trên thực tế lại không phải như vậy. Hóa ra, chiếc xe mới gây ô nhiễm nhiều hơn so với những chiếc xe cũ. Mặc dù xe mới có mức độ bảo vệ cao hơn, nhưng, khi bắt đầu được sử dụng thì các linh kiện mới cọ xát với nhau và thải ra những hạt nano. Trong chất thải có kim loại nặng, crom, niken, zirconi, kim loại quý từ chất xúc tác, và tất cả các nguyên tố đó đều với nồng độ cao. Tại Đức đã xuất hiện những doanh nghiệp thu thập bụi và chiết xuất từ ​​nó vàng, bạch kim, iridium, palladium, và các kim loại đất hiếm từ chất xúc tác ô tô".

Ông Kirill  Golokhvast có thể phát hiện mỗi hạt nano có hại lọt vào bầu không khí.  Phương pháp nghiên cứu của ông có một không hai, bởi vì đây là phương pháp liên ngành: y học, vật lý và hóa học. Nhà phát minh cho biết: "Chúng tôi sử dụng các công cụ có sẵn, nhưng, trước đây đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác.  Cách sử dụng mới cho phép mở rộng phạm vi nghiên cứu. Ví dụ, có công cụ đo kích thước cỡ hạt được sử dụng trong vật lý. Chúng tôi bắt đầu sử dụng công cụ này để nghiên cứu các dạng hỗn dịch trong bầu khí quyển. Có cả những công cụ khác mà chúng tôi đã sử dụng theo cách mới trong quá trình nghiên cứu. Mỗi công cụ đo lượng thông số cụ thể của hạt nano. Nhờ phương pháp mới này, chúng tôi đã khám phá ra những hiện tượng mà trước đây người ta không nhìn thấy. Bằng cách kết hợp một số phương pháp có thể thấy bức tranh thực tế về những gì đang diễn ra trong không khí xung quanh".

Nhà phát minh Kirill Golokhvast  tin chắc rằng, ngay hiện nay có thể sử dụng các phương pháp giá rẻ để bảo vệ môi trường. Không nên gây hại cho môi trường xung quanh. Thiên nhiên là thông minh hơn con người. Cần phải tìm sự cân bằng giữa phát triển công nghiệp và tôn trọng môi trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала