Kế hoạch này đã gây ra phản ứng tiêu cực của các tổ chức phi chính phủ ở Hàn Quốc.
Khoảng 120 tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc kêu gọi chính phủ từ bỏ kế hoạch bố trí hệ thống THAAD của Mỹ. Theo ý kiến của họ, kế hoạch của Washington có thể phá hoại hòa bình ở Đông Bắc Á, bao gồm cả bán đảo Triều Tiên, và gây hại cho mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Việc triển khai hệ thống THAAD sẽ làm gia tăng sự thù hằn quân sự và kinh tế trên bán đảo, mà điều đó sẽ gây hại cho lợi ích quốc gia, kể cả cho mục tiêu thống nhất hòa bình hai miền Triều Tiên. Đó là ý kiến của ông Cho Seung-hyeon, người đứng đầu nhóm "Vì hòa bình và giải trừ vũ khí" trong tổ chức phi chính phủ "Những người mở đường cho hòa bình và thống nhất đất nước":
"Việc bố trí hệ thống THAAD trên bán đảo Triều Tiên gây hại cho lợi ích quân sự và kinh tế của Trung Quốc, Nga và các nước khác trong khu vực, đây là một gánh nặng đối với nền kinh tế Hàn Quốc, gánh nặng đối với an ninh quốc gia. Cuối cùng, việc triển khai các tên lửa Mỹ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia của Hàn Quốc, lợi ích của người dân, vì vậy chúng tôi đã thông qua quyết định yêu cầu Tổng thống Park Geun-hye kiên quyết bác bỏ kế hoạch triển khai hệ thống THAAD trên bán đảo Triều Tiên".
Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Aleksandr Timonin kêu gọi Mỹ không triển khai hệ thống THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, vì điều này có thể làm gia tăng sự căng thẳng trong khu vực. Kế hoạch của Hoa Kỳ về triển khai hệ thống THAAD đã gây ra phản ứng tiêu cực của Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, sau khi triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối trên bán đảo Triều Tiên, Washington sẽ có khả năng thu thập thông tin không chỉ về các cơ sở quân sự ở Bắc Triều Tiên, mà còn ở Trung Quốc. Theo ông Kim Hyun Taek, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nga tại Đại học Hankuk, khi xem xét vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên nên chú ý đến sự lo ngại của các nước láng giềng trong khu vực, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Ông Kim Hyun Taek nói: "Nói thật, người dân Hàn Quốc không biết nhiều về các vấn đề liên quan đến hệ thống THAAD. Theo quan điểm của tôi, là một công dân bình thường, vấn đề này phải được xem xét có tính đến thực tế rằng, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ đã từ lâu hợp tác quân sự để chống lại mối nguy cơ xuất phát từ Bắc Triều Tiên. Nếu sự tương tác này đe dọa các nước khác trong khu vực — Nga hoặc Trung Quốc, thì cần phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho các nước xung quanh. Và sau khi xã hội Hàn Quốc nhận thức được về các mối nguy cơ thì sẽ hình thành cách tiếp cận cụ thể dựa trên sự cân bằng các lực lượng chính trị. Tôi nghĩ rằng, các quan chức trong chính phủ nên có thái độ thận trọng tới vấn đề này, có tính đến lợi ích trung hạn và dài hạn của đất nước chúng tôi".
Chắc là, ban lãnh đạo Hàn Quốc nghe thấy ý kiến của công chúng về vấn đề này. Nhưng, vẫn chưa rõ liệu họ có ý định chú ý đến quan điểm này. Đến nay, ban lãnh đạo Hàn Quốc chưa thông qua quyết định cuối cùng về việc bố trí hệ thống THAAD trong nước, song, họ kêu gọi chính phủ của các nước láng giềng không nên gây áp lực lên Seoul trong vấn đề này.