Stalingrad - trận đánh xoay chuyển cục diện Thế chiến II

© Sputnik / Alexander Mokletsov  / Chuyển đến kho ảnhTrận Stalingrad
Trận Stalingrad - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trận Stalingrad kéo dài ròng rã 200 ngày đêm đã là cuộc giao tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

 Hàng trăm nghìn người chết, những cuộc ném bom tàn bạo phá hủy hoàn toàn thành phố bên sông Volga – đó  là cái giá mà Liên Xô đã phải trả ra cho Chiến thắng. Nhưng ai có thể tính đếm nổi, biết bao nhiêu triệu sinh mệnh đã được cứu sống nhờ vào sự kiên cường của những người lính Hồng quân trong trận đánh Stalingrad? Bởi ngay cả “Mệnh lệnh số 227" đã nói rằng: "Không rút đi đâu nữa. Quyết không lui một bước! "

 

Vì đâu người Nga có quyết tâm như vậy? “Vựa lúa mì cao không còn nữa, nhưng mỗi khi chúng tôi tiến đến gần hơn thì hỏa lực lại phụt ra từ dưới lòng đất. Hóa ra nhà kho này được sự bảo vệ của 18 lính Nga, chúng tôi cuối cùng đã tìm thấy 18 thi thể. Thế mà những người lính này suốt hai tuần liền hứng đòn tấn công của tiểu đoàn 350-700 binh sĩ…”. Những dòng này trong nhật ký của một lính Đức đã mô tả biểu tượng ý chí và sức mạnh của những chiến sĩ Hồng quân bảo vệ Stalingrad. Khi quân đội Hitler tấn công Stalingrad, ngày nay gọi là Volgograd, bọn phát-xit không hề nghĩ rằng chúng sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt đến như vậy.  Một trong những mục đích chính của việc chiếm Stalingrad là cắt đứt tuyến thông tin liên lạc xô-viết trên sông Volga và nắm lấy khu vực chứa dầu của Kavkaz. Trong khi đó những người lính xô-viết và dân quân tự vệ địa phương có mục tiêu khác — không cho bọn Quốc xã tiến xa hơn. Và đội ngũ bảo vệ Stalingrad đã đạt tới mục tiêu này. 

Hồng Quân Liên Xô ở ngoại ô Moskva - Sputnik Việt Nam
Toàn Liên bang Xô-viết đứng lên bảo vệ Matxcơva trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Ông Sergei Mordvinov Phó giám đốc Bảo tàng "Trận Stalingrad" nêu ý kiến như sau:  “Ngày 02 tháng Hai 1943, quân Đức  trong khu vực Stalingrad đã bị đánh tan hoàn toàn, tiêu diệt hết tập đoàn quân  thứ 6 vào thời bấy giờ là đội quân hùng mạnh nhất của đế chế Quốc.  Có đánh giá mà tất cả đều thừa nhận:  chính trận đánh Stalingrad là thời điểm bước ngoặt trong quá trình Thế chiến II. Stalingrad là điểm khởi đầu con đường sang phía Tây, con đường đến Berlin, dẫn đến kết thúc cuối cùng với thất bại hoàn toàn của nước Đức Quốc xã và các chư hầu của nó.  Chính ở  Stalingrad, Hồng quân và toàn thể nhân dân Xô-viết thuộc đủ các dân tộc trong thành phần Liên Xô, đã hiểu rằng kẻ thù là đối tượng hùng mạnh nhưng có thể bị đánh bại”.

 

Về quy mô và mức độ, trận Stalingrad đã vượt hơn tất cả những cuộc giao tranh trước đó: trên địa bàn  gần 100.000 cây số vuông, nằm giữa Volga và sông Đông, đã diễn ra cuộc giằng co ác liệt của hơn hai triệu người. Tháng Chín 1942, chiến sự đã sục sôi ngay ở ngoại vi thành phố. Kết quả là, toàn bộ các tòa nhà ở Stalingrad hầu như không còn dấu vết, — ông  Dmitry Belov Phó Chủ tịch Quỹ từ thiện quốc tế "Trận Stalingrad" nhận xét.

 

“Thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại phần tầng hầm. Trên thực tế chẳng có nhà cửa nào thích hợp cho việc sinh sống.  Độ chục căn nhà có thể sử dụng theo cách nào đó thì vừa vặn bọn Đức đã chiếm giữ dành để sưởi ấm cho người của chúng. Duy nhất không bị quân Đức chiếm đóng là làng Beketovka ở  khu vực Kirovsky nơi phần lớn cư dân sống sót — 22.000 người. 

 

Bọn Đức chủ ý không dội bom xuống  Beketovka, cũng không tiến hành chiến sự chỉ bởi chúng hy vọng rằng sau khi chiếm được Stalingrad sẽ biến nơi này thành điểm trú đông”.

 

Nhưng rồi mơ tưởng trú đông của người Đức đã tan thành mây khói — đội quân phát-xit đã bị đánh tan tác vào ngày 02 tháng Hai 1943. Hàng trăm nghìn người lính xô-viết đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng vô song và nghệ thuật quân sự cao cường. Gần 100 quân nhân được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Hơn 700.000 người được trao tặng huy chương "Vì phòng thủ Stalingrad", còn bản thân thành phố bên sông Volga được nhận danh hiệu vinh dự là Thành phố Anh hùng.


Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала