Các đại diện Renault, Hyundai, Toyota, Nissan, Mitsubishi và BMW lần lượt thông báo họ không có kế hoạch cắt giảm khối lượng sản xuất ô tô ở Nga. Tất nhiên, sự ra đi của các nhà cạnh tranh lớn làm người tiêu dùng Nga không khỏi xôn xao. Đối với SsangYong, Nga là thị trường xuất khẩu quan trọng: tại đây năm 2013 hãng đã bán được nhiều xe hơn cả ở Hàn Quốc. Còn GM — một trong những người tiên phong khởi động làm việc tại Nga từ đầu những năm 1990. Có chuyên gia đã vội vã nhận xét rằng đây là những động thái chính trị trong cuộc đối đầu giữa Nga và Hoa Kỳ. Liệu có thực sự như vậy?
Thực tế, do sụt giảm khối lượng bán hàng GM sẽ rút khỏi thị trường Nga các dòng giá rẻ của Opel và Chevrolet, nhưng duy trì bán Chevrolet cao cấp và các xe nhãn hiệu Cadillac. Nên nhớ là GM đang vấp phải loạt vấn đề tiêu thụ không chỉ riêng tại Nga mà cả ở nhiều nước châu u khác.
Cách đây vài ngày, đại diện SsangYong tuyên bố nhà sản xuất chỉ tạm đình chỉ việc xuất khẩu ô tô sang Nga, nhưng không rút hoàn toàn khỏi thị trường và cùng với Mazda (Nhật Bản) sẽ xúc tiến hoạt động lắp ráp xe ở cơ sở của Sollers tại Vladivostok.
Cân nhắc kỹ có thể thấy rằng, Nga — thị trường lớn nhất ở châu u sẽ không bị đe dọa bởi hội chứng "cửa hàng trống rỗng". Trong khi một số hãng xe rút lui khỏi Nga, các doanh nghiệp khác không những bám trụ mà còn thông báo mở cơ sở mới. Đặc biệt, hãng Volkswagen (Đức) tuyên bố sẽ xây nhà máy sản xuất động cơ ở Kaluga. Ford Sollers cho biết công ty sẵn sàng mở rộng sự hiện diện ở các vùng thông qua hợp tác với đại lý các thương hiệu cạnh tranh ngừng hoạt động. Khả năng đó là các đại lý của General Motors. Như vậy, vẫn là một hãng của Mỹ lập tức thế chỗ. Mặc dù có sụt giảm doanh số, Ford Sollers khẳng định sẽ tung ra thị trường Nga bốn model mới và mục tiêu tới năm 2018 đạt mức nội địa hóa trung bình 60%.
Chính các thương hiệu với mức độ nội địa hóa cao sẽ có khả năng giữ giá và làm chủ tình hình, — ý kiến nhận định từ Bộ Phát triển Kinh tế Nga. Còn ông Takaya Naoya, Chủ tịch MMC-Rousse (Mitsubishi) chia sẻ nhận định như sau.
"Chúng tôi hiểu là trong tình hình kinh tế hiện nay rất khó thể dự đoán thị trường. Điều chúng tôi có thể nói chắc là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của Mitsubishi năm 2015 — bảo tồn và duy trì thị phần của hãng mà chúng tôi đã đạt được trong những năm qua. Thuật từ chủ đạo cho năm 2015 sẽ là "thách thức". Điều này có nghĩa gì? Hoàn cảnh thị trường khó khăn đối với các đại lý và nhà phân phối, chính là lúc hành động thách thức thị trường, thách thức đối thủ cạnh tranh và… giành phần thắng. Năm 2015, chúng tôi muốn tăng số lượng từ 141 lên 150 đại lý trên lãnh thổ Nga. Hãng dự định đưa vào thị trường hai mẫu xe mới: Mitsubishi Outlander và Mitsubishi L200. Trong ba năm tới, chúng tôi sẽ cải tiến các dòng xe phổ biến nhất: Outlander, ASX và Pagero. Tất cả sẽ được lắp ráp ở đây, tại nhà máy của chúng tôi trên địa bàn tỉnh Kaluzhskaya. Chúng tôi tự hào là dù khó khăn, chúng tôi vẫn tung ra sản phẩm xe mới ở Nga. Không những thế, Nga sẽ là nước đầu tiên bán model mới của Outlander… »
Năm 2015 là một năm "thách thức" đối với hầu hết các nhà sản xuất xe hơi. Đặc biệt sau doanh thu bán xe chóng mặt vào tháng 12 năm 2014 do đồng rúp hạ giá. Thực tế, không chỉ có tháng 12 năm ngoái mà vài năm trở lại đây, ngành sản xuất ô tô đã hưởng "bữa tiệc kéo dài" trên thị trường Nga.
Khi nước Nga ngập trong đô la dầu mỏ, có thể thực hiện sự mở rộng ồ ạt trong thị trường. Nhưng đồng rúp hạ giá, ưu thế sẽ thuộc về ai không quên chuẩn bị sẵn liều thuốc giảm đau nhức đầu. Đó là nội địa hóa sản xuất tại Nga. Tóm lại, thị trường Nga vẫn tiềm ẩn sức hấp dẫn đối với các nhà sản xuất ô tô khổng lồ và sự tăng cường cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng.
Thị trường xe hơi Nga giảm tốc nhưng không ùn tắc
© Sputnik / Игорь Руссак / Chuyển đến kho ảnhGeneral Motors (GM) và SsangYong (Hàn Quốc) cùng tuyên bố rút khỏi thị trường Nga
© Sputnik / Игорь Руссак
/ Đăng ký
Việc General Motors (GM) và SsangYong (Hàn Quốc) cùng tuyên bố rút khỏi thị trường Nga đã không ảnh hưởng nặng nề đến chiến lược bám trụ của các hãng xe khác.